quên. Đây là lý do chúng ta lập ra Mayantuyacu – để những nghiên cứu cổ
xưa về cây cỏ không bị thất truyền.”
Buổi tối hôm đó, tôi ngồi một mình dưới cây Came Renaco, ngắm nhìn
dòng sông dậy sóng tràn qua.
“Sôi vì sức nóng của mặt trời”, tôi khẽ nói thành tiếng và suy nghĩ về
người Amazon, những người từ lâu đã đặt tên này cho dòng sông. Tôi
không phải là người đầu tiên tự hỏi sao dòng sông lại sôi.
Đối với người Amazon cổ đại, dòng sông bị mặt trời đun sôi là giả
thuyết khả dĩ nhất. Giờ đây, con cháu họ nghĩ đó là vì núi lửa. Cho đến nay,
dữ liệu của tôi gợi ý về một hệ thống thủy nhiệt mạnh. Có lẽ một ngày nào
đó, hiểu biết khoa học “tiên tiến” của tôi về dòng sông cũng sẽ trở thành
một sự giải thích hạn chế như mặt trời đun sôi thủa ban đầu.
Một ý nghĩ đen tối vụt qua tâm trí tôi: tôi vẫn không loại trừ giả thuyết
tai nạn mỏ dầu. Sự truyền miệng không được coi là tài liệu khoa học chính
xác. Tôi cần tìm ra nghiên cứu Moran – nếu may mắn dòng sông đã được
dẫn chứng bằng tư liệu – và cuối cùng, tôi sẽ biết liệu nó có tồn tại trước
khi có sự phát triển hay không.
Ý nghĩ đó thật đau lòng. Nơi này và con người ở đây đã trở nên quan
trọng với tôi. Tôi cảm thấy nó là một nơi đặc biệt – nhưng liệu các các dữ
liệu có kể cùng một câu chuyện?
Xoa lên cánh tay và chân mình, tôi nhận ra không có vết côn trùng cắn
mới nào. Có lẽ tôi chỉ không phân biệt được những vết cắn mới với những
vết cũ – hoặc có lẽ một số hóa chất trong nước hoa của Đại sư có tác dụng
như thuốc chống côn trùng tự nhiên. Phải có một sự giải thích khoa học.
Nhưng tôi không thể trốn tránh được sự thật rằng có thứ gì đó rất khác:
buổi lễ dường như đã có kết quả.
Tôi ngoái lại nhìn dòng sông, cố hiểu trạng thái lơ lửng của mình – nơi
khoa học và tâm linh dường như cùng tồn tại hài hoà.
Thời gian còn lại trong tháng trôi qua nhanh như gió. Vào đêm trước
ngày rời đi, tôi đến gặp Đại sư để nói lời tạm biệt, thấy ông đang nằm trên
võng, hút mapacho. Tôi kéo một chiếc ghế nhựa tới cạnh ông và mở máy