KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 1 - Trang 11

Bạn vẫn còn trẻ con chừng nào hoài nghi còn chưa thấm vào linh
hồn bạn. Chừng nào ngọn lửa của hoài nghi còn chưa bắt đầu đốt

cháy bạn, bạn vẫn còn chưa chín chắn, bạn không biết cuộc sống là
gì. Bạn bắt đầu biết cuộc sống chỉ bằng cách hoài nghi, bằng việc

ngần ngại, bằng việc nêu ra câu hỏi.
Phật nói niềm tin tới, nhưng không chống lại hoài nghi, không như
tin tưởng. Niềm tin tới qua việc phá huỷ hoài nghi bằng lí trí, qua

việc phá huỷ hoài nghi bằng nhiều hoài nghi hơn, bằng việc khử bỏ
bản thân hoài nghi. Chất độc chỉ có thể bị phá huỷ bởi chất độc - đó

là phương pháp của Phật. Ông ấy không nói tin tưởng. Ông ấy nói đi
sâu vào trong hoài nghi của bạn, đi tới tận cùng, không sợ hãi: Đừng
kìm nén. Đi toàn thể con đường của hoài nghi tới tận cùng.
Và chính cuộc hành trình đó sẽ đem bạn đi ra ngoài nó. Bởi vì một

khoảnh khắc tới khi hoài nghi bắt đầu hoài nghi bản thân nó. Đó là
hoài nghi tối thượng - khi hoài nghi hoài nghi bản thân hoài nghi.

Điều đó phải tới nếu bạn đi tới tận cùng. Trước hết bạn hoài nghi
việc tin tưởng, bạn hoài nghi cái này cái nọ. Một ngày nào đó khi mọi

thứ đã bị hoài nghi, bỗng nhiên một cái mới, hoài nghi tối thượng
nảy sinh - bạn bắt đầu hoài nghi sự hoài nghi.
Điều này là cực kì mới trong thế giới tôn giáo. Và thế thì hoài nghi
giết chết hoài nghi, hoài nghi phá huỷ hoài nghi, và niềm tin được

thu lại. Niềm tin này không chống lại hoài nghi, niềm tin này ở bên
ngoài hoài nghi. Niềm tin này không đối lập với hoài nghi, niềm tin

này là thiếu vắng hoài nghi.
Phật nói bạn sẽ phải trở thành trẻ con lần nữa, nhưng con đường
phải đi qua thế giới này, đi qua nhiều rừng rậm của hoài nghi, biện

luận, lí luận. Và khi một người trở về nhà, lại đạt tới niềm tin nguyên
thuỷ của mình, điều đó là hoàn toàn khác. Người đó không chỉ là
đứa trẻ, người đó là người già... trưởng thành, có kinh nghiệm, vậy

mà vẫn giống như đứa trẻ.
Kinh này, Kinh Bốn mươi hai chương, chưa bao giờ tồn tại ở Ấn Độ.
Nó chưa bao giờ tồn tại trong tiếng Phạn hay tiếng Pali. Lời kinh này

chỉ tồn tại ở Trung Quốc.
Một vị vua Minh nào đó của triều đại nhà Hán, vào năm 67 trước
công nguyên, đã mời các bậc thầy Phật giáo tới Trung Quốc để đem
thông điệp của Phật tới đó. Không ai biết tên của các bậc thầy Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.