thấy vài người ở chính giữa hai loại người này, đang ẩn nấp ngay
trên đường biên. Họ sẽ không đi nếu thầy không nói. Còn nếu thầy
nói họ sẽ nghe và họ sẽ thu lấy dũng cảm. Cho nên xin thầy hãy vì
vài người này.'
Và Phật không thể tranh biện được, ông ấy phải nhân nhượng, và
ông ấy trở thành vị phật và vứt bỏ ý tưởng trở thành vị duyên giác
phật.
Phật là người đã tìm thấy con đường của mình; không chỉ thế - ông
ấy đã tạo ra con đường đó theo cách mà nhiều người nữa có thể
theo nó... những người có từ bi vô cùng vì người khác, vì tất cả
những con người đang vật lộn trong bóng tối đó.
Nuôi một duyên giác phật còn hơn nuôi một tỉ a la hán.
Nuôi một trong những chư phật của hiện tại hay quá khứ hay tương
lai còn hơn nuôi mười tỉ duyên giác phật.
Nuôi một người vượt lên trên tri thức, vượt lên trên người một chiều,
lên trên kỉ luật và chứng ngộ còn hơn nuôi một trăm tỉ chư phật của
quá khứ, hiện tại hay tương lai.
Và thế rồi ông ấy đi tới điểm cuối cùng, điểm không - thậm chí còn
vượt ra ngoài vị phật. Xa tới mức như trí tuệ con người có thể đi tới,
Phật dường như là điểm cuối cùng. Đó là lí do tại sao chúng ta gọi
Gautam Siddhartha là 'Phật', bởi vì đó là chỗ xa nhất mà ngôn ngữ
có thể đi tới. Nhưng có một điểm bên ngoài ngôn ngữ, có một điểm
không diễn đạt được - bên ngoài kí hiệu, không thể tả được: điều đó
Phật gọi là vượt ra ngoài ngay cả việc là phật.
Thế thì người ta thậm chí không nghĩ theo bất kì cách nào rằng
mình đã chứng ngộ, thế thì người ta không có kỉ luật nào, thế thì
người ta không có tính cách nào. Thế thì người ta không hiện hữu -
người ta đơn giản là không gian trống rỗng.
Bởi vì trong vị phật ít nhất một chút ít ham muốn để giúp người khác
vẫn tồn tại, từ bi với người khác. Nhưng điều đó nữa sẽ là tù túng.
Điều đó nghĩa là Phật vẫn nghĩ, 'Người khác có và ta có, và ta có thể
giúp đỡ người khác.' Biên giới tinh tế cuối cùng của 'ta' và 'người',
của 'tôi' và 'anh' vẫn tồn tại.
Điểm cuối cùng này, Phật nói, là điểm không nơi tất cả các tri thức
đều biến mất, tất cả các kinh nghiệm đều biến mất - ngay cả kinh