ông ấy không dùng bất kì thuật ngữ nào có giả định trước. Ông ấy
dùng các thuật ngữ đơn giản mà không có giả định trước nào.
Tiếp đó là bất hoàn (anagamin - a na hàm).
A la hán là trạng thái cao nhất, tiếp đó là bất hoàn. Bất hoàn
(anagamin - a na hàm) nghĩa là 'người sẽ không tới nữa', người...
Tại cuối cuộc đời mình, linh hồn của bất hoàn (a na hàm) thăng lên
trời và đạt tới quả vị a la hán.
Điều đó ở ngay dưới trạng thái a la hán.
Bất hoàn (anagamin - a na hàm), từ này nghĩa là 'người sẽ không tới
nữa'. Đã đi qua rồi, người đó sẽ mất hẳn. Đã đi qua rồi, người đó sẽ
đi mãi mãi, người đó sẽ không quay lại. Người đó ở gần với việc là a
la hán, người đó đã đi qua những đám mây. Ở ngay đường biên,
người đó đang đứng trên ngưỡng của việc là a la hán. Có thể một
níu bám nhỏ của người đó vẫn còn với thân thể. Cho nên khi người
đó chết, việc níu bám đó cũng biến mất. Người đó sẽ không quay
lại.
Tiếp đó là nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm).
Nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm) nghĩa là 'người còn quay lại'.
Nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm) thăng lên trời (sau cái chết của
người đó), quay trở lại thế gian một lần nữa…
Chỉ một lần thôi... Người đó vẫn còn níu bám nào đó; rất mờ nhạt -
nhưng vẫn còn có vài gốc rễ và người đó sẽ bị kéo lại vào bụng mẹ
khác lần nữa. Người đó không tuyệt đối vô ham muốn. A la hán là
tuyệt đối vô ham muốn. Nhất hoàn (tu đà hàm) đã vượt ra ngoài
những ham muốn thô, nhưng ham muốn tinh vẫn còn có đó.
Ham muốn thô là gì? Ham muốn về tiền bạc, về quyền lực, danh
vọng - đây là ham muốn thô. Ham muốn được tự do, ham muốn
được bình thản, ham muốn đạt tới trạng thái của quả vị a la hán -
đây là những ham muốn tinh, nhưng chúng vẫn là ham muốn thôi.
Người đó sẽ phải quay lại chỉ một lần nữa.
Tiếp đó là dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn).
Từ dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn) nghĩa là 'người đã đi vào trong
dòng chảy’. Srota nghĩa là dòng chảy (lưu) và apanna nghĩa là
'người đã đi vào' (dự). Dự lưu nghĩa là 'người đã đi vào dòng chảy'.