Chương 8. Ngôi sao xa xăm
Câu hỏi thứ nhất
Khi bản thân cuộc sống đang thoả mãn thế, phúc lạc thế, thì cái gì
làm cho con người thành khổ?
Cuộc sống là việc tràn ngập, cuộc sống là phúc lạc, nhưng con
người đã đánh mất tiếp xúc với cuộc sống. Con người đã trở nên
quá tự ý thức. Việc tự ý thức đó hoạt động như rào chắn, và người
ta vẫn còn sống, vậy mà không sống động thực sự. Tự ý thức là
bệnh tật.
Chim chóc hạnh phúc, cây cối hạnh phúc, mây và sông hạnh phúc,
nhưng chúng không tự ý thức. Chúng đơn giản hạnh phúc. Chúng
không biết rằng chúng hạnh phúc.
Phật là hạnh phúc, Krishna là hạnh phúc, Christ là hạnh phúc,
nhưng họ là tâm thức thuần khiết. Họ là hạnh phúc, nhưng họ không
biết rằng họ là hạnh phúc.
Có sự tương tự giữa tự nhiên vô ý thức và con người siêu ý thức.
Tự nhiên vô ý thức không có cái ngã, con người siêu ý thức cũng
không có cái ngã. Con người ở ngay giữa. Con người không còn là
con vật, không còn là cây cối, không còn là tảng đá, và chưa là vị
phật. Việc treo ở giữa là khổ.
Mới hôm nọ một người tìm kiếm từ phương Tây đã viết cho tôi bức
thư nói: 'Osho ơi, tôi không muốn trở thành sannyasin. Tôi không
muốn trở thành siêu phàm - Phật hay Christ. Tôi đơn giản muốn trở
thành con người thôi. Xin giúp tôi trở thành mỗi con người thôi.'
Bây giờ, điều này cũng quá tham vọng, và là điều không thể được.
Chỉ là con người là điều không thể được. Cố hiểu điều đó đi. Bởi vì
điều đó nghĩa là bạn đang nói 'Để tôi vẫn còn là quá trình này, để tôi
ở giữa đi.' Con người không phải là trạng thái, con người chỉ là quá
trình. Chẳng hạn nếu đứa trẻ nói, 'Con không muốn thành thanh
niên đâu, con không muốn thành người già đâu. Để con vẫn là đứa
trẻ,' có được không?