giấc mơ - vô thường, tạm thời. Đừng làm chỗ trú ngụ của bạn ở đó,
bằng không bạn sẽ khổ sở. Bởi vì không ai có thể hài lòng với cái
tạm thời. Vào lúc bạn nghĩ nó ở trong tay bạn, nó đã mất rồi. Vào lúc
bạn nghĩ bạn đã sở hữu nó, nó không còn đó. Bạn đấu tranh vì nó -
đến lúc bạn đạt tới nó, nó đã biến mất.
Cái đẹp là phù du, tình yêu là phù du, mọi thứ trong cuộc sống này
đều phù du. Bạn đang chạy đuổi hình bắt bóng. Chúng trông thực
đấy; đến lúc bạn đã đạt tới thì chúng lại tỏ ra là ảo ảnh.
Nhìn lên trời và nhìn xuống đất và chúng sẽ nhắc nhở các ông về sự
vô thường của chúng. Nhìn quanh thế giới và nó sẽ nhắc nhở các
ông về tính vô thường của nó.
Đó là một trong những nguyên tắc nền tảng nhất của Phật Gautam -
rằng người ta nên trở nên nhận biết về thế giới vô thường đang bao
quanh chúng ta. Thế thì ngay lập tức bạn sẽ có khả năng hiểu tại
sao Phật gọi nó là mơ, ảo vọng - maya, ảo tưởng.
Ở phương Đông định nghĩa của chúng ta về chân lí là cái tồn tại mãi
mãi, còn phi chân lí là cái có ở khoảnh khắc này và khoảnh khắc tiếp
thì không có đó.
Phi chân lí là cái có thời hạn, tạm thời, vô thường. Và chân lí là cái
đang đấy, bao giờ cũng có, đã từng có, sẽ có. Đằng sau những cái
bóng phù du này, tìm ra cái vĩnh hằng, xuyên thấu vào cái vĩnh
hằng, bởi vì có thể có phúc lạc chỉ với cái vĩnh hằng; khổ chỉ có với
cái tạm thời.
Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh...
Đó là lí do tại sao tôi nhắc lại kinh nghiệm riêng của mình và tôi đã
nói về nó cho bạn.
Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh thì các ông sẽ tìm
thấy trí huệ.
Trí huệ không thể được tìm thấy qua kinh sách; nó là kinh nghiệm.
Nó không phải là tri thức, trí huệ không phải là tri thức. Bạn không
thể thu thập nó từ người khác, bạn không thể vay mượn nó. Nó
không phải là thông tin. Bạn không thể học được nó từ kinh sách.
Chỉ có một cách trở nên trí huệ và đó là đi vào trong kinh nghiệm
sống của cuộc sống.