KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 3 - Trang 15

Bạn có thể xô tới, bạn có thể chạy về đường chân trời, nhưng bạn
sẽ chẳng bao giờ tới được cả: dù bạn tới đâu thì bạn đều sẽ thấy

đường chân trời đã lùi ra xa. Và khoảng cách giữa bạn và đường
chân trời vẫn còn hoàn toàn như cũ. Bạn có mười nghìn ru pi, ham

muốn là về hai mươi nghìn ru pi; bạn có hai mươi nghìn ru pu, ham
muốn là bốn mươi nghìn ru pi. Khoảng cách vẫn thế; tỉ lệ toán học

vẫn thế.
Bất kì cái gì bạn có, ham muốn bao giờ cũng đi lên trước nó.

Phật nói: Bỏ hi vọng, bỏ ham muốn đi. Trong việc bỏ hi vọng, trong

việc bỏ ham muốn, bạn sẽ ở đây bây giờ. Không ham muốn, bạn sẽ
được hoàn thành. Chính ham muốn đang lừa dối bạn.
Cho nên khi Phật nói rằng cái gọi là những người tôn giáo này tất cả

đều là người duy vật, thì tất nhiên người Hindu giận lắm - giận lắm;
họ chưa bao giờ giận dữ như thế với bất kì ai. Họ đã cố gắng nhổ

tận rễ tôn giáo của Phật khỏi Ấn Độ, và họ đã thành công. Phật giáo
đã sinh ra ở Ấn Độ, nhưng Phật giáo không tồn tại ở Ấn Độ - bởi vì

tôn giáo của người Hindu là một trong những tôn giáo duy vật nhất
trên thế giới.
Bạn cứ nhìn vào Vedas mà xem: mọi cầu nguyện, mọi tôn thờ, đều
chỉ để cầu xin nhiều thêm, thêm nữa, từ các thần hay từ Thượng đế

- mọi hi sinh đều để xin nhiều thêm. Mọi tôn thờ đều mang tính ham
muốn. "Xin cho chúng con thêm nữa! Xin cho chúng con nhiều vào!

Mùa màng tốt hơn, mưa tốt hơn, nhiều tiền hơn, nhiều sức khoẻ
hơn, nhiều cuộc sống hơn, sống lâu hơn - xin cho chúng con nhiều

hơn!" Toàn thể Veda chẳng là gì ngoài ham muốn được viết to lên.
Và đôi khi lại còn rất xấu. Trong Veda cái gọi là rishi không chỉ cứ

cầu nguyện "Xin cho chúng con nhiều hơn!" - họ còn cầu nguyện:
"Đừng cho kẻ thù của chúng con! Cho bò của con nhiều sữa hơn,
nhưng để cho bò của kẻ thù chết đi hay để sữa của nó mất đi!"
Đây là cái kiểu tôn giáo gì vậy? Thậm chí gọi nó là tôn giáo cũng có

vẻ ngớ ngẩn. Nếu đây là tôn giáo, thì chủ nghĩa duy vật là gì? Và
ngay cả cái gọi là người khổ hạnh, người đã từ bỏ thế giới... và đã

có nhiều người như vậy vào thời của Phật. Bản thân ông ấy đã tới
nhiều thầy giáo trong khi ông ấy tìm kiếm, nhưng từ mọi nơi ông ấy

đều đã quay về với bàn tay trống rỗng - bởi vì ông ấy đã không thể
nào thấy được rằng đã có ai thực sự hiểu bản chất của ham muốn.

Bản thân họ cũng ham muốn; tất nhiên, ham muốn của họ đã được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.