KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 3 - Trang 184

khác đều là thần nhỏ; Shiva là thần vĩ đại. Tại sao ông ấy lại được
gọi là vị thần vĩ đại? Bởi vì ông ấy đã đi tới gặp người đàn bà bên

trong, ông ấy đã trở thành sự thống nhất tối thượng; đàn bà và đàn
ông đã biến mất.
Cùng hiện tượng này đã xảy ra trong vị phật. Bạn thấy đấy!... cái

duyên dáng làm sao bao quanh vị phật, cái đẹp nữ tính làm sao - và
mạnh mẽ thế, quyền uy thế! Quyền uy tới từ đàn ông còn duyên

dáng tới từ đàn bà. Phật là cả hai: cực kì quyền uy và vậy mà cũng
cực kì mong manh, như đoá hoa; có thể đối diện với bão tố, sẵn

sàng đối diện với cả thế giới, vậy mà lại cởi mở thế, mỏng manh thế,
mềm mại thế, tinh tế thế - gần như nữ tính.
Nhìn vào khuôn mặt của Phật - nữ tính thế. Tại Ấn Độ chúng ta thậm
chí không đặt râu cằm hay râu mép lên ông ấy - hừ? - chỉ để biểu lộ

rằng khuôn mặt này đã trở thành hoàn toàn nữ tính. Không phải là
ông ấy không mọc râu, không phải là ông ấy thiếu hooc môn nào đó,

nhưng chúng ta đã không đặt râu vào. Chúng ta đã không đặt râu
vào cho Mahavira, cho hai mươi bốn tirthankaras, cho Ram, cho

Krishna - chúng ta đã không đặt râu vào. Không phải là tất cả họ đều
thiếu hooc môn; thậm chí có thể một hai người thiếu hooc môn,

nhưng tất cả thì không thể thiếu được - họ phải đều có râu chứ, và
họ phải có râu đẹp là đằng khác, nhưng đấy là một biểu tượng rằng

con người này đã đi tới gặp người đàn bà bên trong, đàn ông và đàn
bà đã trộn vào nhau và hoà nhập và trở thành một.
Đây là ý nghĩa của cái tên mà tôi đã cho những bài nói này trong hai
mươi bốn chương này - Kỉ luật của Siêu việt. Nó bắt đầu bằng kỉ luật

của tiểu thừa, thế rồi với thảnh thơi của đại thừa, rồi không kỉ luật
của kim cương thừa. Nhưng người ta phải bắt đầu từ đầu, người ta

phải bắt đầu bằng gieo mầm, thế rồi cây tới, và rồi nở hoa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.