biến mất - và cái còn lại mới thực là bạn. Nó không là cả hai. Nó là
siêu việt.
Câu hỏi thứ sáu:
Thầy nói cho chúng tôi hàng ngày về buông xuôi, ấy vậy mà điều đó
vẫn không xảy ra - sao lại không vậy? Tôi thực sự muốn buông xuôi,
vậy mà cố gắng chẳng có tác dụng, không cố gắng cũng chẳng có
tác dụng. Phải làm gì và khi nào, nếu như lúc nào đó điều đó sẽ xảy
ra?
Vấn đề không phải là việc làm hay không làm của bạn - bởi vì không
làm lại cũng là việc làm của bạn. Vấn đề không phải là việc làm chút
nào! - dù tích cực hay tiêu cực. Khi bạn không làm mà cũng không
không làm, nó xảy ra.
Bạn chuyển từ cực nọ sang cực kia. Đầu tiên bạn cố gắng làm; khi
nó không xảy ra bạn nói, "Thôi được, vậy bây giờ mình sẽ không
làm nữa - để mình xem liệu nó có xảy ra hay không." Nhưng trông
đợi vẫn như cũ. Nó ở đằng sau việc làm, bây giờ nó ở đằng sau việc
không làm. Bạn đang trông đợi nó xảy ra. Bạn đang ham muốn nó
xảy ra. Bạn đang hi vọng nó xảy ra.
Chừng nào ham muốn chưa biến mất, chừng nào hi vọng chưa bị bỏ
đi, nó sẽ không xảy ra đâu. Buông xuôi chỉ xảy ra khi ham muốn, hi
vọng, biến mất. Trong buông bỏ toàn bộ nó xảy ra.
Cho nên việc làm hay không làm của bạn đều không cần thiết, bởi vì
cả hai về cơ bản không khác nhau. Đằng sau cả hai là cùng một
ham muốn.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Mulla Nasruddin phải lái xe đưa vợ và mẹ vợ từ Bombay về Pune,
và mọi lúc trên đường hai người đàn bà trong cuộc đời anh ta cứ
đưa ra những lời khuyên về cách lái xe.
Cuối cùng Nasruddin không thể nhịn được thêm nữa và kéo chiếc
xe vào vệ đường, hầm hầm quay sang phía vợ ở chỗ ngồi đằng sau
và rên rỉ, "Được rồi. Bây giờ nói toạc móng heo ra. Ai lái xe đây?
Em... hay mẹ em?"
Nhưng dù là mẹ quyết định hay vợ quyết định thì mọi sự vẫn như
nhau: ai đó khác quyết định. Dù bạn cố gắng để cho nó xảy ra bằng