KỶ LUẬT CỦA SIÊU VIỆT - TẬP 3 - Trang 22

Nhưng khi họ đã đạt được nó,
họ bị tác động trong nhiều năm.
Nếu các ông khao khát danh vọng trần tục

và không thực hành Đạo,
lao động của các ông bị dùng sai
và năng lượng của các ông bị phí hoài.
Điều đó cũng giống như đốt que hương.
Dù hương thơm của nó được thán phục đến đâu,

ngọn lửa cũng vẫn dần dần
đốt cháy que hương."
Một phát biểu rất đơn giản và thực tế.
"Bị thúc đẩy bởi ham muốn ích kỉ,
mọi người tìm kiếm danh vọng và vinh quang."
Ham muốn ích kỉ là gì? Theo cách diễn đạt của Phật, ham muốn ích
kỉ là ham muốn dựa trên cái ngã. Thông thường, theo ngôn ngữ
bình thường, chúng ta gọi một ham muốn là ích kỉ nếu nó chống lại

ai đó khác và bạn không để ý tới người khác. Cho dù nó làm hại
người khác, bạn vẫn cứ tiến tới và bạn hoàn thành ham muốn của

mình. Mọi người gọi bạn là ích kỉ bởi vì bạn không để ý tới người
khác, bạn không xem xét gì tới người khác.
Nhưng khi Phật nói một ham muốn là ích kỉ thì nghĩa của ông ấy lại

hoàn toàn khác. Ông ấy nói: Nếu một ham muốn mà dựa trên ý
tưởng về cái ngã thì nó là ích kỉ.
Chẳng hạn: bạn tặng, bạn tặng một triệu ru pi, vì một lí do tốt - xây
bệnh viện hay mở trường học, hay phân phối thức ăn cho người

nghèo, hay gửi thuốc men cho vùng nghèo của đất nước - không ai
gọi nó là ham muốn ích kỉ cả. Nhưng Phật sẽ nói nó là ích kỉ - nếu

có bất kì động cơ nào của cái ngã. Nếu bạn đang nghĩ rằng bằng
việc tặng một triệu ru pi bạn sẽ thu được công đức và bạn sẽ được

thưởng trên trời, thì đấy là ham muốn ích kỉ. Nó có thể chẳng hại
người khác - nó không hại thật - trong thực tế, mọi người sẽ ca ngợi

điều đó. Mọi người sẽ gọi bạn là con người vĩ đại, người tôn giáo,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.