người công đức; người từ thiện vĩ đại, đáng yêu, từ bi, thông cảm.
Nhưng Phật sẽ nói điều duy nhất xác định liệu một ham muốn là ích
kỉ hay không là động cơ của nó.
Nếu bạn đã tặng mà không có động cơ nào, thế thì nó không phải là
ích kỉ. Nếu có bất kì động cơ nào ẩn kín ở đâu đó - có ý thức, vô ý
thức - rằng bạn định thu lấy cái gì đó từ nó, ở đây hay ở kiếp sau, thì
nó là ham muốn ích kỉ. Cái bắt nguồn từ cái ngã là ham muốn ích kỉ;
cái tới như một phần của bản ngã là ham muốn ích kỉ. Nếu bạn thiền
chỉ để đạt tới cái ngã của mình, nó là ham muốn ích kỉ.
Phật đã nói với đệ tử của mình: Bất kì khi nào các ông thiền, sau
mỗi lần thiền, giao mọi thứ các ông đã thu được từ việc thiền, giao
nó cho vũ trụ. Nếu các ông phúc lạc, rót nó trở lại cho vũ trụ - đừng
mang nó như kho báu. Nếu các ông cảm thấy rất hạnh phúc, chia sẻ
nó ngay lập tức - đừng trở nên bị gắn với nó, bằng không bản thân
việc thiền của các ông sẽ trở thành quá trình mới của cái ngã. Và
việc thiền tối thượng không phải là quá trình của cái ngã. Việc thiền
tối thượng là quá trình đi ngày càng nhiều hơn vào cái không ngã,
vào cái vô ngã - nó là sự biến mất của cái ngã.
"Bị thúc đẩy bởi ham muốn ích kỉ,
mọi người tìm kiếm danh vọng và vinh quang. Nhưng khi họ đã đạt
được nó,
họ bị tác động trong nhiều năm."
Và Phật nói: Trông đây, các ông có thể đạt tới danh vọng, tới vinh
quang, tới quyền lực, tới uy tín, sự kính trọng, trên thế giới này -
nhưng các ông đang làm gì đấy? Các ông có nhận biết không? Các
ông đang phí hoài cơ hội lớn - vì cái gì đó hoàn toàn vô nghĩa. Các
ông đang thu thập rác rưởi và phá huỷ thời gian sống, năng lượng
sống riêng của mình.
"Nếu các ông khao khát danh vọng trần tục
và không thực hành Đạo...
Phật bao giờ cũng gọi tôn giáo của mình là 'Đạo' - dhamma - chỉ là
Đạo, bởi vì ông ấy nói: đừng bị bận tâm vào mục tiêu; mục tiêu sẽ tự
nó chăm lo điều đó. Các ông chỉ theo Đạo, thậm chí không có động
cơ nào để đạt tới bất kì mục tiêu nào mà chỉ vì sung sướng tột đỉnh
của thiền, cầu nguyện, yêu, từ bi, chia sẻ. Từ vui sướng tột đỉnh đó