và hỏi Phật về tinh hoa của Đạo,
trong đó Phật đã hướng dẫn,
tương truyền rằng thượng đế đã đạt tới quả dự lưu srotaapanna.
Một chuyện ngụ ngôn hay: Brahma tới Phật.... Người Hindu chẳng
bao giờ tha thứ cho các phật tử vì việc bầy ra chuyện cổ tích hay
thế, bởi vì người Hindu nghĩ rằng Brahma là Đấng sáng tạo thế giới.
Mà phật tử thì lại nói Brahma tới Phật để được hướng dẫn về
đường Đạo. Tất nhiên, như phép thử thì ông ấy đã đem đến một tiên
nữ đẹp tuyệt trần.
Điều đó là có ý nghĩa bởi vì chỉ có hai kiểu người: người của dục và
người của chân lí. Cho nên nếu Phật thực sự là con người của chân
lí thế thì ông ấy không thể bị lừa, thế thì bạn không thể tạo ra bất kì
ảo giác nào cho ông ấy. Nàng tiên đẹp nhất này sẽ chẳng có ý nghĩa
gì với ông ấy cả. Và điều đó sẽ là hòn đá thử xem liệu ông ấy đã đạt
tới chân lí hay chưa. Khi một người hoàn toàn vượt ra ngoài dục, chỉ
thế thôi, bằng không năng lượng của người đó vẫn còn chuyển
động, vẫn còn chuyển động theo hướng thèm khát, vẫn còn đi
xuống.
Ngọc hoàng Thượng đế - Brahma - phái tiên nữ đẹp tới Phật,
muốn cám dỗ ông ấy sang con đường xấu.
Cám dỗ đó là phép thử, và cám dỗ đó tới ở ngay chỗ cuối cùng.
Trong tất cả mọi tôn giáo trên thế giới bạn phải bắt gặp những câu
chuyện giống thế này. Khi Jesus tới gần, sắp về nhà, quỉ cám dỗ
ông ấy. Khi Phật đã đạt tới rất gần, thì Brahma tới và cám dỗ ông ấy.
Những câu chuyện như vậy có đó trong cuộc sống của Mahavira,
trong cuộc sống của mọi người đã đạt tới chân lí. Phải có ý nghĩa
cho những chuyện ngụ ngôn này.
Tôi không định nói rằng điều đó đã xảy ra đích xác như nó được kể
lại trong chuyện ngụ ngôn này. Đây là những chuyện ngụ ngôn
tượng trưng; chúng không có sự kiện lịch sử - nhưng chúng rất có
nghĩa.
Tôi đã đọc về Baal Shem, một nhà huyền môn Hasid, người sáng
lập ra phái Hasid. Một hôm một đệ tử tới ông ấy và nói, "Thưa thầy,
làm sao tôi có thể tránh được cám dỗ? Làm sao tôi có thể tránh
được quỉ cám dỗ tôi?"