Chương 4. Ngay cả thần cũng không hát mọi lúc
Câu hỏi thứ nhất:
Chúng tôi đã học được từ thầy rằng tự do nằm ở siêu việt lên trên
tâm trí, và chính tri thức và hiểu biết về tâm trí đem lại siêu việt lên
trên nó. Phần lớn các tôn giáo đều nhằm tới tâm trí, và tâm lí học
cũng vậy.
Khi tâm lí học hiện đại đã khám phá thành công và làm lộ ra cấu trúc
và quá trình của tâm trí, thầy có gọi nó là tôn giáo không? Hay một
nhánh của tôn giáo? Hay tôn giáo song song? Tâm lí học và tôn giáo
khác nhau thế nào? Xin thầy vui lòng chỉ ra liệu tâm lí học và tôn
giáo có thể có ích cho nhau không?
Tôn giáo hiểu tâm trí theo cách hoàn toàn khác với tâm lí học. Cách
tiếp cận của chúng khác nhau; mục tiêu của chúng khác nhau;
phương pháp luận của chúng khác nhau.
Tâm lí học nghiên cứu tâm trí như một đối tượng, từ bên ngoài. Tất
nhiên, nó bỏ lỡ nhiều. Trong thực tế, điều bản chất nhất bị bỏ lỡ. Chỉ
cái ngoại vi mới có thể được hiểu theo cách đó. Cái bên trong nhất
không phải là khách quan, cái bên trong nhất là chủ quan. Bạn có
thể nghiên cứu nó từ bên trong, không từ bên ngoài.
Tâm lí học là giống như ai đó muốn nghiên cứu tình yêu và quan sát
hai người yêu nhau ôm nhau, cầm tay nhau, ngồi với nhau, làm tình
- cứ thu thập dữ liệu về cách hai người yêu nhau cư xử. Điều này sẽ
không cho người đó bất kì ý tưởng nào về tình yêu là gì, bởi vì tình
yêu không phải là trên bề mặt. Bề mặt có thể rất lừa dối, dáng vẻ có
thể rất lừa dối. Tình yêu là cái gì đó rất bên trong. Chỉ trong tình yêu
bạn mới biết nó - không có cách khác để biết nó.
Tâm lí học cố gắng hiểu tâm trí từ bên ngoài. Chính cách tiếp cận đó
làm cho tâm trí thành vật chất. Chỉ vật chất mới có thể được hiểu từ
bên ngoài, bởi vì vật chất không có cái bên trong của nó. Tâm trí chỉ
có thể được hiểu từ bên trong, bởi vì tâm trí không có bên ngoài của
nó - điều thứ nhất.