ơi, tôi khát!" Bị khó chịu bởi việc lặp lại câu mật chú như vậy, hành
khách ngồi ngay trước anh ta đem lại cho người đó một chai to
nước sô đa lạnh ở ga sắp tới. Với đôi mắt loé ra lòng biết ơn, người
khát đứng dậy, vồ lấy cái chai, và uống ngay lập tức. Trong một
thoáng chốc anh ta dường như hạnh phúc, thoả mãn, hài lòng. Thế
rồi anh ta ngồi xuống và lại bắt đầu lặp lại thật to, "Trời ơi, tôi khát!
Trời ơi, tôi khát! Trời ơi, tôi khát thế!"
...Nhưng câu mật chú vẫn tiếp tục.
Bạn có thể đi từ cực đoan này sang cực đoan khác; thay đổi sẽ chỉ
ở trên bề mặt. Sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn như cũ, và thay đổi
phải xảy ra ở chiều sâu. Chỉ nhận biết mới đi vào chiều sâu. Kìm
nén chỉ là quét vôi trắng; nó không thay đổi gốc rễ của bạn, nó
không triệt để.
Câu hỏi 4
Tôi bị lẫn lộn về khác biệt giữa buông xuôi và đi theo ánh sáng bên
trong của mình. Dường như là khi tôi muốn buông xuôi, tôi sợ phải
chịu trách nhiệm cho bản thân mình, và khi tôi muốn đi theo ánh
sáng bên trong của mình, tôi sợ điều thầy sẽ yêu cầu tôi buông xuôi.
Bạn phải tuyệt đối rõ ràng về điều đó: nếu bạn có ánh sáng bên
trong thì không cần buông xuôi nào cả, bởi vì buông xuôi chỉ có ích
cho bạn để đem ánh sáng bên trong ra. Nếu bạn đã có nó, thế thì
quên mọi thứ về buông xuôi đi. Nhưng... bạn không có nó. Chỉ để né
tránh buông xuôi bạn tưởng tượng rằng bạn có nó.
Nếu bạn có nó, thì bạn có nó. Thế thì vấn đề buông xuôi không nảy
sinh. Bạn không có nó đâu. Bạn chỉ có bóng tối bên trong, không có
ánh sáng. Cho nên khi bạn đi vào bạn thấy bóng tối; thế thì bạn bắt
đầu nghĩ tới buông xuôi. Khi bạn bắt đầu nghĩ tới buông xuôi thế thì
bạn trở nên sợ - bởi vì bản ngã bước vào. Không phải là ánh sáng
bên trong cản trở bạn. Ánh sáng bên trong chưa bao giờ cản trở ai
cả.
Để tôi nói điều đó theo cách này: nếu bạn buông xuôi, đó là sự giúp
đỡ cho ánh sáng bên trong; nếu có ánh sáng bên trong, đó là sự
giúp đỡ cho buông xuôi - bởi vì ánh sáng bên trong và buông xuôi là
hai mặt của cùng một đồng tiền.