Chương 8. Biến mất của nhà ảo thuật
Câu hỏi thứ nhất
Cái gì quan trọng hơn, thực hành cuộc sống hay lí thuyết? Với một
số người dốt nát như tôi, những người thường là người Cơ đốc giáo
La Mã thực sự thành tâm, năm mươi tuổi, liệu có khả năng đạt tới
chứng ngộ mà không phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu tất cả
những cái có giữa trời và đất không?
Điều thứ nhất: cuộc sống không thể được thực hành. Cái mà có thể
được thực hành thì bao giờ cũng là lí thuyết. Cuộc sống phải được
sống; không có cách nào để thực hành nó, không có cách nào để
chuẩn bị và diễn tập nó. Cuộc sống mang tính tự phát. Chỉ các lí
thuyết, giáo điều, triết học là được thực hành; chúng là không thực.
Cái không thực phải được thực hành để cho bạn có thể tạo ra ảo
tưởng về thực tại của nó. Cái thực phải được sống.
Nếu bạn tin vào lí thuyết tình yêu nào đó, thế thì bạn sẽ phải thực
hành nó. Tình yêu không cần được thực hành, bạn có thể đơn giản
nổi trong nó. Trong tình yêu bạn sẽ phải vứt bỏ tất cả mọi lí thuyết
về tình yêu, bằng không thì bạn sẽ không bao giờ trong tình yêu
đâu. Và ở trong chiều dầy của cuộc sống, trong sự mãnh liệt và đam
mê của cuộc sống, bạn sẽ phải vứt bỏ mọi triết lí của cuộc sống.
Bằng không bạn sẽ vẫn còn bị che mờ trong lời của mình.
Vấn đề không nảy sinh ra từ cuộc sống; vấn đề nảy sinh từ Ki tô
giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo. Vấn đề nảy sinh ra từ 'giáo'.
Cuộc sống là rất đơn giản. Ngay cả con vật cũng có thể sống nó; nó
phải đơn giản chứ. Ngay cả cây cối cũng đang sống nó; nó phải đơn
giản chứ. Nó không thể rất phức tạp được; ngay cả chim chóc, ngay
cả tảng đá và dòng sông cũng đang sống nó. Sao nó phải trở thành
phức tạp thế với con người? - bởi vì con người có thể lí thuyết hoá
về nó. Con người có thể thêu dệt và chăng tơ học thuyết quanh nó.
Các học thuyết đó mang tính độc hại.
Nếu bạn là người Ki tô giáo, bạn không thể sống được. Nếu bạn là
người Hindu giáo, không, cuộc sống không dành cho bạn. Để sống