động bạn cần không là người Hindu giáo không là người Ki tô giáo.
Người ta đơn giản cần hiện hữu, người ta cần chỉ hiện hữu.
Hai nhà thám hiểm đi qua khu rừng rậm thì một con sư tử dữ tợn
xuất hiện ở đường mòn trước họ.
"Bình tĩnh nhé," nhà thám hiểm thứ nhất nói. "Nhớ điều chúng ta đã
đọc trong cuốn sách đó về những con vật hoang dã: nếu bạn đứng
tuyệt đối im lặng và nhìn thẳng vào mắt sư tử, nó sẽ quay đuôi và
chạy mất."
"Tốt," nhà thám hiểm thứ hai nói. "Anh đã đọc cuốn sách đó, tôi đã
đọc cuốn sách đó, nhưng nó đã đọc cuốn sách đó chưa?"
Sách vở tạo ra vấn đề, sách vở thách đố bạn. Và việc này rất ngớ
ngẩn: chúng thách đố bạn nhân danh việc cố gắng làm sáng tỏ mọi
thứ. Chúng thách đố bạn qua việc giải thích chúng. Bạn bị mắc vào
trong những giải thích đó bởi vì bạn cho rằng chừng nào bạn còn
chưa có lời giải thích, làm sao bạn sẽ sống được?
Bạn đã nghe giai thoại nổi tiếng về con rết đang bước đi chưa? Lúc
đó là buổi sáng đầy ánh mặt trời và trời thì đẹp, và con rết đang
sung sướng và phải đã ca hát từ trong tim. Nó đang đi, gần như say
sưa với không khí buổi sáng.
Một con ếch ngồi bên cạnh đường đâm ra rất phân vân - nó phải đã
là một triết gia. Nó hỏi, "Bác ơi, xin đợi đã! Bác đang làm phép màu
đấy. Một trăm chân! Làm sao bác xoay xở được? Chân nào bước
trước, chân nào bước thứ hai, thứ ba - vân vân và vân vân, cho tới
chân một trăm! Bác không bị khó xử sao? Làm sao bác xoay xở
được? Điều đó có vẻ như không thể được với ta."
Con rết nói, "Ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó. Để ta nghiền ngẫm
đã." Và đứng đó, nó bắt đầu run rẩy và nó ngã nhào ra đất. Bản thân
nó trở nên phân vân thế - những một trăm chân! Làm sao mà người
ta quản lí được?
Triết lí làm tê liệt mọi người. Bạn bị tê liệt bởi các triết lí của mình.
Cuộc sống không cần triết lí, cuộc sống là đủ với chính nó. Nó
không cần nạng; nó không cần hỗ trợ, không cần ủng hộ. Nó là đủ
với chính nó.
Đây là điều đầu tiên tôi muốn truyền đạt cho bạn; đây là hiểu biết
của tôi, không phải là lí thuyết của tôi; đây là cách tôi cảm thấy cuộc