thực tế, nó không nảy sinh. Bạn có thể thấy toàn thể cái ngớ ngẩn
của nó. Bạn có thể thấy vấn đề là người đó, người đáng thương đó,
người đang giận dữ và xúc phạm bạn, đang trong tình trạng tồi tệ.
Điều đó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Bạn phải từ bi hơn với người
đó. Bạn sẽ cảm thấy từ bi hơn là giận dữ. Thay vì mang thái độ tiêu
cực với đó, bạn sẽ cảm thấy thương hại nhiều cho người đó... một
phẩm chất hoàn toàn khác.
Lo nghĩ có thể vẫn như cũ - chúng tiếp tục. Qua việc thiền của bạn
thế giới sẽ không thay đổi, thế giới vẫn như cũ. Nhưng bằng việc
thiền của mình, BẠN sẽ khác đi, và khi bạn khác đi thì thế giới khác
đi, bởi vì nó là thế giới của bạn; nó tuỳ thuộc vào cái nhìn của bạn,
vào diễn giải của bạn. Mọi thứ sẽ vẫn như cũ, nhưng không cái gì sẽ
còn như cũ thêm nữa - bởi vì bạn đã thay đổi.
Và Phật nói: Trên cuộc hành trình đơn độc này tới bờ bên kia, ông
sẽ cần học cách ngồi im lặng rất nhiều.
Thông thường chúng ta gần như bị bận bịu một cách ám ảnh. Bạn
không thể ngồi im lặng được, bạn phải làm cái gì đó. Làm là điên
khùng. Nếu bạn không có gì để làm bạn cảm thấy lúng túng, bạn bắt
đầu sôi lên bên trong: bạn bắt đầu đọc đi đọc lại cùng tờ báo, hay
bạn đi và bắt đầu buôn chuyện với hàng xóm, và bạn phải nói về
những điều này cả nghìn lẻ một lần, và bạn lại có đó. Bạn phải làm
điều gì đó. Bạn không thể vẫn còn yên tĩnh được, bạn không thể vẫn
còn không bận bịu.
Ở phương Tây các bạn có câu ngạn ngữ rất ngớ ngẩn: Tâm trí trống
rỗng là xưởng thợ của quỉ. Điều này phải do đích thân quỉ phát minh
ra - bởi vì tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của Thượng đế. Điều này
phải đã là phát minh của quỉ để cho không ai vẫn còn trống rỗng và
quỉ có thể tiếp tục công việc của nó được thuận lợi. Nếu bạn thực sự
trống rỗng thì quỉ không thể vào bạn được, bởi vì ý nghĩ vận hành
như ngựa cho quỉ: nó không thể tới được. Không có ý nghĩ, quỉ
không thể vào bạn được. Không có ý nghĩ, không có khả năng cho
bất kì cái gì đi vào trong bạn được. Tất cả mọi thứ đi vào trong bạn
từ bên ngoài đều đi vào qua ý nghĩ. Khi không có ý nghĩ thì bên
ngoài biến mất; bạn chỉ là bên trong. Đó là điều tôi nói lúc ban đầu:
chân lí mang tính chủ thể.
Độ thứ sáu Phật gọi là trí huệ pragya. Pragya nghĩa là trí huệ. Nó
khác với tri thức: tri thức là cái không dựa trên kinh nghiệm riêng