phần linh hồn nào đó. Điều đó là mạo hiểm lớn. Bằng việc đánh mất
đi linh hồn mình bạn kiếm được tiền; bằng việc phá hủy thuần khiết
bên trong của mình, trong trắng bên trong của mình, bạn cứ bán đi
cái bên trong vì cái bên ngoài. Bạn cứ trao đổi. Đến cuối cùng bạn
chất đống nhiều tiền và nhiều thứ, nhưng bỗng nhiên bạn nhận ra
rằng bên trong bạn là kẻ ăn xin.
Cái bên trong có thể được đáp ứng chỉ bằng cái bên trong. Tôi
không nói từ bỏ tiền của bạn; điều đó nữa cũng là ngu xuẩn. Liên tục
chạy theo tiền là ngu xuẩn, từ bỏ tiền cũng là ngu xuẩn - bởi vì
không ai có thể đáp ứng được cái trống rỗng bên trong của mình
bằng tiền, và không ai có thể đáp ứng nó bằng việc từ bỏ tiền... bởi
vì cả hai đều là bên ngoài. Dù bạn tích luỹ tiền hay từ bỏ, cả hai đều
là bên ngoài. Điều đó không nhìn thẳng vào vấn đề.
Bạn trống rỗng bên trong: cái gì đó phải được làm ở đó. Lời cầu
nguyện phải được rót đầy nó, thiền phải nở hoa ở đó - chỉ hương
thơm của Thượng đế mới có khả năng cho bạn sự hoàn thành.
Cho nên tôi không ủng hộ tiền cũng không chống đối tiền. Tiền có
thể mua được nhiều thứ: tất cả những thứ bên ngoài đều có thể
được mua bằng tiền, không có vấn đề về nó. Nhưng tiền không thể
dẫn bạn vào mãn nguyện bên trong được... và đó mới là vấn đề.
Bạn phải làm việc vì điều đó.
Quan sát riêng của tôi là thế này: rằng bạn càng có nhiều tiền, càng
có nhiều khả năng để trở nên nhận biết về cái trống rỗng bên trong,
bởi vì mâu thuẫn làm cho mọi thứ thành rất rõ ràng. Người nghèo
bên trong và nghèo bên ngoài không biết tới cái nghèo bên trong
của mình. Đó là lí do tại sao người nghèo trông hạnh phúc hơn
người giầu, người ăn xin trông hạnh phúc hơn người giầu, hơn các
triệu phú. Tại sao? Bởi vì người ăn xin nghèo theo cả hai cách:
nghèo bên trong và nghèo bên ngoài. Không có tương phản. Cứ
dường như bạn đã viết lên bức tường trắng bằng phấn trắng; bạn
không thể đọc được. Người giầu có nhiều của cải quanh mình, ở
ngay giữa tất cả những điều đó là sự trống rỗng, nghèo nàn. Bởi vì
tương phản này nên nó gây đau đớn. Cứ dường như bạn đang viết
lên bảng đen bằng phấn trắng; nó nổi rõ và to.
Cho nên tôi không chống lại tiền. Thực tế, toàn thể cách tiếp cận của
tôi là ở chỗ chỉ người giầu mới có thể mang tính tôn giáo được.
Người nghèo không thể thế được. Rất khó cho người nghèo mang