KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 134

126

Phương pháp

Kỷ luật tích cực

Bước 3

(8 phút)

Sau khi các nhóm thực hiện xong bài tập, hãy hỏi người quan sát xem họ thấy điều gì

(chú ý đến quá trình, phản ứng của người nghe và người nói, không đi sâu vào tình

tiết câu chuyện). Hỏi những người nói xem họ cảm thấy thế nào. Tạm kết: khi chúng

ta không chú tâm vào người nói, người nói sẽ cảm thấy không được tôn trọng, không

được lắng nghe và không được thấu hiểu.

Bước 4

(10 phút)

Vòng II: Đề nghị những người nghe trong các nhóm đi ra khỏi phòng và trao nhiệm

vụ cho họ là những người lắng nghe luôn đưa ra lời bình luận, phán xét, đánh giá chủ

quan, có khi thiên lệch về người nói và câu chuyện họ. Hai người còn lại đóng vai của

mình. Người nói có thể đóng vai một người con, học sinh và có điều gì đó muốn chia

sẻ với bố mẹ hay thầy cô.

Sau khi các nhóm thực hiện xong bài tập thì hỏi người quan sát xem họ thấy điều gì.

Hỏi những người nói xem họ cảm thấy thế nào. Tạm kết: khi chúng ta nghe và bình

luận, phán xét người nói, chúng ta làm cho họ cảm thấy có lỗi và có cảm xúc tiêu cực.

Chúng ta đã không giúp được người nói mà lại làm cho họ cảm thấy khó khăn và nặng

nề hơn.

Bước 5

(10 phút)

Vòng III: Đề nghị người nghe trong các nhóm đi ra khỏi phòng và trao nhiệm vụ cho

họ là những người lắng nghe luôn đưa ra lời khuyên cho người nói (chỉ dẫn cần phải

làm gì, cần nghĩ như thế nào và cần cảm thấy như thế nào). Người nói đóng vai trò là

người con, học sinh và có điều gì đó muốn chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo.

Sau khi các nhóm thực hiện xong bài tập thì hỏi những người nói xem họ cảm thấy

như thế nào. Hỏi người quan sát xem họ quan sát thấy điều gì. Tạm kết: đôi khi chúng

ta cố gắng muốn giúp người nói và đưa ra lời khuyên, giải pháp cho họ nhưng lời

khuyên đó không thể giúp giải quyết vấn đề vì nó làm cho người nói cảm thấy người

nghe không hiểu được hoàn cảnh của họ, làm giảm năng lực, sức mạnh giải quyết vấn

đề của người nói.

Kết luận

(10 phút)

Có nhiều rào cản việc lắng nghe tích cực mà chúng ta hay gặp phải. Đó là những điều

cần tránh để giao tiếp giữa người lớn và trẻ được tốt hơn. Tóm tắt lại các rào cản này

(ghi lên bảng hoặc dùng giấy trong/PowerPoint) dựa vào Kiến thức đề xuất 2 (Rào cản

và Tôi nói bạn nghe). Có thể kết thúc bằng cách trình bày về Giao tiếp giữa người lớn

và trẻ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.