131
Chương 5:
Lắng nghe tích cực
ЛÀ
м
ЕУ
ЖÖ
Kiến thức
đề xuất
4
Bất hoà là một phần của cuộc sống. Nó có thể diễn ra ở gia đình và nhà trường. Trước hết, người lớn
hãy coi bất hòa hay thậm chí mâu thuẫn, xung đột không chỉ là vấn đề, là sự đe doạ mà còn là cơ hội
để hiểu nhau hơn, là động lực thay đổi cho cha mẹ, thầy cô và trẻ. Vì bất hoà là điều không thể tránh
khỏi nên cách tốt nhất là học một số kỹ năng giúp trẻ giải quyết vấn đề.
Trong khi bất hòa giữa người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ mới lớn, thường xoay quanh giới hạn và nội
quy (xem chương 4) như chuyện học hành, quan hệ với bạn bè, sử dụng thời gian rảnh rỗi, công việc
nhà, vấn đề vệ sinh, ngăn nắp... thì chuyện bất hoà giữa trẻ nhỏ với nhau thường xoay quanh chuyện
học và chơi ở trường, ở nhà.
Có bao giờ các bạn phải làm trung gian hoà giải (cho các con, cho học sinh) chưa? Lúc đó các bạn làm
như thế nào? Có hiệu quả không? Thường gặp khó khăn gì?
Chúng ta có thể áp dụng lắng nghe tích cực vào quá trình giải quyết bất hoà mâu thuẫn giữa hai trẻ.
Bản thân trẻ cũng có thể học và áp dụng cho nhau để giải quyết bất hoà.
Quy tắc giải quyết bất hoà dành cho người hoà giải
1. Đặt ra các câu hỏi trong tiến trình giải quyết bất hoà
2. Lắng nghe cẩn thận và lắng nghe tích cực từng trẻ nói
3. Chỉ dẫn và khuyến khích trẻ lắng nghe nhau
4. Khuyến khích trẻ nhắc lại những gì người kia nói
5. Ghi nhận một cách trân trọng khả năng của trẻ trong việc lắng nghe và giao tiếp
6. Tránh thiên vị, đứng về một phía.
Quy tắc dành cho trẻ có bất hoà cần được giúp đỡ
1. Sẵn sàng lắng nghe
2. Sẵn lòng cùng nhau tìm kiếm giải pháp