KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 151

143

Chương 6:

Khích lệ -nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho trẻ

Hoạt động:

KŠÀ…ŠŽЫŠƒ›…в„ƒ‹ǫ

Mục tiêu

Tìm hiểu về củng cố tiêu cực và hệ quả thông qua một tình huống
cụ thể

Đối tượng

Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ

Thời gian

10 phút

Phương
pháp

Thảo luận, chia sẻ

Nguyên liệu

Một bức tranh do trẻ em vẽ.

Cách tiến hành

Bước 1
(2 phút)

Chia lớp làm các nhóm nhỏ. Phát cho mỗi nhóm một bản phôtô một bức tranh trẻ

em vẽ (ví dụ một ngôi nhà hay con vật nào đó theo cách thức mà một trẻ học lớp 1, 2

có thể vẽ, bao gồm những nét có ý nghĩa và những nét bị lỗi, bị sai lệch, mất cân đối,

không hợp lý hoặc xấu xí. Hỏi học viên: “Nếu con hoặc học sinh của anh chị mang bức

vẽ này và nói “Mẹ/bố/cô hãy xem bức vẽ của con này!”. Anh chị sẽ trả lời ra sao?”

Bước 2

(5 phút)

Liệt kê lên bảng tất cả những gì họ nói (dù là khen ngợi, khích lệ hay chê bai) khi xem

bức tranh. Sau khi liệt kê hết các ví dụ đó lên bảng bạn cùng với nhóm quyết định xem

câu nào là khen, khích lệ, câu nào là phê phán, chê bai. Hỏi: “Nếu bạn là đứa trẻ trong

trường hợp như vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào?”

Kết luận

(3 phút)

Kể cả một bức tranh hay những kết quả hoạt động không được tuyệt vời vẫn có thể

được khích lệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.