19
Chương 1:
Hiểu trẻ và hiểu mình
Một số đặc điểm phát triển của trẻ
Trẻ em phát triển trong một số năm.
Mỗi trẻ phát triển như một cá nhân, có khi theo nhịp độ và phong cách
riêng của mình
. Điều này đôi khi làm cho người lớn băn khoăn, lo lắng không biết trẻ có vấn đề gì không
hay là đang phát triển bình thường.
Trong phần lớn các trường hợp, những vấn đề về hành vi mà người lớn quan sát được ở trẻ có thể chỉ là
một trong những biểu hiện phát triển bình thường. Những tháng năm tiếp theo các hành vi đó lại tiếp
tục thay đổi.
Một vấn đề bất thường về hành vi thường phải kéo dài hơn 6 tháng, diễn ra ở nhiều nơi một
cách nhất quán và theo một cách thức nhất định.
Dưới đây là một số đặc điểm phát triển bình thường của trẻ theo các lứa tuổi cùng với một số góp ý liên
quan đến cách thức kỷ luật tích cực:
0-1 tuổi
Trẻ
tin tưởng
cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ như ông, bà.
Hình thành sự
gắn bó an toà
n rất quan trọng cho những năm sau này.
Để có được cảm giác an toàn, tin tưởng, trẻ phải nhận được sự yêu thương, chăm sóc, tương tác
như ẵm bế, vuốt ve, trò chuyện, chơi đùa... từ cha mẹ hoặc người chăm sóc. Nếu không, trẻ có
thể trở nên lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ, không tin tưởng.
1-3 tuổi
Trẻ bắt đầu có định hướng rõ ràng, có trọng tâm, trẻ có thể nhận
biết và trải nghiệm những cơn
giận dữ
khi bị xúc phạm hoặc bị tổn
thương.
Trẻ có nhiều hành vi người lớn coi là “hư”, nhưng lại là sự phát triển
hết sức bình thường ở trẻ, ví dụ, trẻ muốn sờ mó để khám phá mọi
thứ trong tầm tay, hoặc có những cơn bốc đồng, tức giận không
kiểm soát được.
Đây là giai đoạn “trẻ con muốn làm gì cũng được”,
muốn tự làm
nhiều thứ
như tập nói, tập đi, tự đi vệ sinh, mặc quần áo, xúc ăn,
giao tiếp và sốt sắng khám phá thế giới xung quanh…
Trẻ coi bạn cùng tuổi là kẻ cạnh tranh hoặc là người cung cấp
những thứ trẻ cần.
Khả năng xem xét sự vật, hiện tượng từ quan điểm của người khác
của trẻ mới chỉ bắt đầu.
Trẻ có khả năng
thấy nguyên nhân và kết quả
nhưng tư duy tương đối cụ thể.
Việc người lớn nói những câu nhằm mục đích rèn luyện như “tí nữa mẹ cho” hoặc “sau khi ăn cơm
con nhé” với trẻ lúc này là rất quan trọng. Nó giúp cho trẻ dần có cảm giác kiềm chế bản thân.
Nhưng cần lưu ý là các quy tắc, nề nếp đưa ra cần rõ ràng, đơn giản và có ích cho trẻ.