20
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
3-6 tuổi
Trong những năm đầu đời, trẻ hay
lấy mình làm trung tâm. Trẻ chỉ để ý
đến mong muốn của mình mà thôi.
Trẻ thường tỏ ra ích kỷ và thường nói
“không” để cảm thấy mình có quyền
hành. Chính vì thường trái ý người lớn
nên trẻ hay bị coi là bướng bỉnh, hư.
Trẻ thích khám phá thế giới tự
nhiên và xã hội, thích bắt chước
người khác, thường muốn “để
con làm” hoặc có “sáng kiến” với
cách khám phá, cách làm riêng
của mình. Vì vậy, trẻ có thể gây ra
nhiều lỗi như làm đổ, vỡ, làm hỏng
thứ gì đó.
Trẻ tăng dần khả năng chấp nhận ấm ức và trì hoãn điều làm trẻ thích thú, hài lòng.
Khả năng tự điều chỉnh của trẻ tăng dần.
Đôi khi trẻ cố tình gây sự.
Trẻ bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội.
Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
Trẻ có khả năng nhận thức về giới tính của mình.
Việc chơi của trẻ là rất quan trọng. Trẻ thường có bạn “ảo”, bạn tưởng tượng, ví dụ như gấu bông,
pôkêmon, vật nuôi trong nhà,... Điều này là bình thường và hữu ích.
Việc người lớn từ chối những đòi hỏi vô lý của trẻ một cách thận trọng, có cân nhắc sẽ giúp trẻ
kiểm soát bản thân tốt hơn.
Thời điểm 5 tuổi rất nhạy cảm với trẻ nếu trẻ bị trừng phạt khi mắc lỗi
. Việc cha mẹ, thầy cô đánh
mắng khi trẻ mắc lỗi trong lứa tuổi này dễ gây tổn thương cho trẻ.
6-12 tuổi
Giai đoạn này
trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi mắc lỗi
. Ở lứa tuổi này, trẻ đang tập
thích nghi với trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, cảm thấy không an toàn, có
thể giảm hứng thú, động cơ học tập hoặc thậm chí không muốn đi học.
Cha mẹ, thầy cô cần chấp nhận rằng việc trẻ mắc lỗi là bình thường và coi đó là cơ hội giúp trẻ
học tập, không đồng nhất hành vi mắc lỗi với tính cách, con người của trẻ.
Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng đến việc hình thành sự thiên lệch về mặt văn hoá, thái độ của
trẻ, ví dụ như định kiến, rào cản về giới tính, dân tộc...
Chức năng thích nghi của trẻ được củng cố, và trẻ hình thành thói quen chăm chỉ học tập, giúp
cha mẹ một số việc nhà. Kỹ năng làm thành thạo hoặc giỏi một việc gì đó là rất quan trọng cho
quá trình phát triển của trẻ. Trẻ có thể mặc cảm, tự ti nếu thấy mình không thể đạt được những
gì người lớn mong đợi. Do đó, trẻ cần được nâng đỡ, khích lệ.