KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 35

27

Chương 1:

Hiểu trẻ và hiểu mình

‘И–¯д‰ǣ

Q—ƒ›–”зŽИ‹–—в‹–ŠϨŠž’Šž
д–•аŠ—…Л—…Ϩ„Й…лƒ–”Х

Mục tiêu

Tìm hiểu một số nhu cầu tâm lý xã hội cơ bản cần thiết cho sự
phát triển lành mạnh của trẻ.

Đối tượng

Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ

Thời gian

15 phút

Phương
pháp

Suy nghĩ nhanh, chia sẻ.

Nguyên liệu

Giấy A0 và bút dạ hoặc bảng và phấn

Cách tiến hành

Bước 1

(2 phút)

Đề nghị học viên ngồi thoải mái, hình dung trở lại tuổi của mình với những kỷ niệm

vui buồn, những thời điểm hạnh phúc hay khó khăn. Hỏi học viên “Hồi đó bạn muốn

được người lớn (ở nhà và ở trường, ngoài xã hội) đối xử như thế nào?”. Có thể viết câu

hỏi này lên bảng cho tất cả học viên cùng thấy.

Bước 2

(5 phút)

Đề nghị 2 người ngồi cạnh nhau trao đổi, chia sẻ những điều họ nghĩ và đã trải qua,

những kỷ niệm vui buồn đã có trong mối quan hệ với người lớn.

Bước 3

(5 phút)

Mời một số học viên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Bạn có thể liệt kê hết lên

bảng những mong muốn tuổi thơ của họ (như được cha mẹ chiều chuộng, thầy cô

lắng nghe...)

Kết luận

(3 phút)

Bảng liệt kê có thể gồm nhiều điều nhưng bạn có thể qui về 5 nhu cầu cơ bản (xem Kiến

thức đề xuất 2 trên đây). Ví dụ “được chiều chuộng, mua cho cái này cái kia...” đều xuất phát

từ “yêu thương”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.