29
Chương 1:
Hiểu trẻ và hiểu mình
Tại sao phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của trẻ?
Khi trẻ ngoan thì mọi chuyện đều ổn, nhưng khi trẻ hư và có vấn đề về hành vi thì người lớn bắt đầu lo
lắng và sau đó nhiều người dùng các biện pháp mạnh để thay đổi hành vi không mong muốn.
Nhiều người cho rằng trẻ hư vì bản thân trẻ có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì
cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu,... Có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng
lại không giúp lý giải được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục
đích và có lý do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của
trẻ cũng vậy. Người lớn cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ để hiểu được tại sao trẻ lại
làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.
Điều đáng lưu ý là nhiều khi trẻ không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu sau
này người lớn có hỏi trẻ tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời là “không biết” hoặc đưa ra một
vài lý do, nguyên cớ để bao biện.
Mục đích hành vi tiêu cực của trẻ ở nhà, ở nhà trường và cảm
xúc, phản ứng của người lớn
Hãy xem trường hợp sau đây:
Hưng, 11 tuổi, trong giờ học luôn ngọ nguậy, quay bên này, quay bên kia, có khi còn giật áo, cốc đầu
bạn bên cạnh, thỉnh thoảng lại đứng lên trong khi đáng lẽ em phải ngồi tại chỗ và tập trung viết bài
cô giao.
Câu hỏi đặt ra là Hưng làm thế để nhằm mục đích gì? Các hành vi của Hưng có thể để:
Thu hút sự chú ý của cô giáo, bạn bè, làm cho cô giáo bận bịu với mình (gây sự chú ý).
Cho cô thấy một điều “trong lớp, em có thể làm bất cứ điều gì em muốn” (thể hiện quyền lực,
chứng tỏ bản thân).
Cảm thấy bị tổn thương và muốn “gỡ hoà” với cô hoặc với bạn (muốn trả đũa, trả thù).
Cảm thấy không thể làm được bài, thấy quá sức, thấy đằng nào cũng thế, nên không muốn thử
hoặc cũng có khi bài quá dễ, quá buồn chán (thấy không thích hợp, muốn né tránh thất bại).
ДСϥǡ
ϥк
ØîеǤ
Еï
Еи
зϥвб
Kiến thức
đề xuất
3