30
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Phần lớn các chuyên gia về giáo dục đều cho rằng tất cả các hành vi tiêu cực của trẻ đều có thể quy về
1 trong 4 mục đích vừa đề cập: Thu hút sự chú ý; thể hiện quyền lực; muốn trả đũa; thể hiện sự không
thích hợp.
Mục đích hành vi tiêu cực của trẻ ở nhà, ở trường và cảm xúc phản ứng thường thấy của
người lớn
Mục đích
hành vi tiêu
cực của trẻ
Ví dụ
Cảm xúc và phản
ứng của người lớn
Phản hồi của trẻ khi
người lớn định điều
chỉnh hành vi của trẻ
Thu hút sự
chú ý
Chủ động:
Làm trò
hề để gây cười, trò
láu cá (với người lớn,
với bạn), ăn mặc khác
thường, khóc lóc,
làm ồn.
Thụ động:
Quên, lơ là
việc phải làm.
Cảm xúc:
Khó chịu, tức
giận, đôi khi thấy buồn
cười vì thấy trẻ rất nghịch
ngợm.
Phản ứng:
Có xu hướng
nhắc nhở nhiều lần, dỗ
ngọt cho trẻ dừng hành
vi đó lại.
Tạm dừng hành vi ‘hư” đó lại.
Sau đó lại tiếp tục hoặc lại làm
phiền theo một cách khác để
thu hút sự chú ý của người
lớn.
Thể hiện
quyền lực
Chủ động:
Có hành vi
hung hăng, đánh nhau,
trêu ngươi, thách thức,
không nghe lời, không
hợp tác.
Thụ động:
Bướng bỉnh,
chống đối, kháng cự.
Cảm xúc:
Tức giận, bị
khiêu khích, cảm thấy
quyền lực của mình bị
thách thức.
Phản ứng:
Xu hướng là
trừng phạt, “phản công
lại” hoặc “chịu thua”.
Nếu người lớn dùng quyền lực
để trả lời thì trẻ sẽ phản ứng
lại mạnh hơn hoặc chấp nhận
tuân phục một cách ương
bướng, ngang ngạnh. Việc này
thường leo thang thành “cuộc
chiến” quyền lực giữa người
lớn và trẻ. Nếu người lớn “chịu
thua” thì trẻ sẽ dừng lại.
Trả đũa
Chủ động:
Làm tổn
thương ai đó, hỗn láo,
bạo lực, phá phách đồ
đạc vì cảm thấy bị tổn
thương và không được
yêu mến.
Thụ động:
Nhìn nhận
người khác một cách
hằn học, xúc phạm.
Cảm xúc:
Bị tổn thương
sâu sắc, không ngờ trẻ
có thể làm như vậy với
mình.
Phản ứng:
Xu hướng là
người lớn đáp trả hoặc
giảng hòa.
Tìm cách tiếp tục trả đũa bằng
cách tăng thêm hành vi tiêu
cực (hành vi phá hoại, lời nói
làm tổn thương) hoặc chọn
‘vũ khí’ khác. Việc này thường
leo thang và dẫn đến vòng “trả
đũa” luẩn quẩn giữa người lớn
và trẻ.
Thể hiện sự
không thích
hợp
Thụ động:
Bỏ cuộc. Từ
bỏ một việc gì đó một
cách dễ dàng, không cố
gắng, không tham gia;
trốn hoặc bỏ học; tìm
lối thoát bằng rượu và
ma tuý.
Cảm xúc:
Người lớn
tuyệt vọng, chán nản,
chịu đựng.
Phản ứng:
Người lớn
thường có xu hướng
“buông xuôi” với trẻ hoặc
đầu hàng trẻ. Trường
hợp trẻ nghiện ma tuý
người lớn có thể đưa đi
cai nghiện.
Phản hồi một cách thụ động
hoặc không có phản hồi gì với
bất cứ biện pháp nào của cha
mẹ. Không thể hiện sự tiến bộ
nào. Hy vọng người lớn cũng
sẽ “chịu thua” và để trẻ yên.