KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 39

31

Chương 1:

Hiểu trẻ và hiểu mình

Thu hút sự chú ý và thể hiện quyền lực là hai mục đích phổ biến nhất của hành vi tiêu cực thường gặp
của trẻ ở nhà và ở trường.

Thu hút sự chú ý:

Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của trẻ: “Mình chỉ cảm

thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, trẻ
thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ
phổ biến ở bất cứ đứa trẻ nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc đạt được điểm
cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì trẻ sẽ làm bằng cách tiêu cực khác.
Chẳng hạn trẻ có thể quậy phá ở nhà, ở trường. Đối với những trẻ này, người lớn thường mắng,
phạt hoặc nịnh để trẻ không làm thế nữa. Nhưng mục đích của trẻ là thu hút sự chú ý và những
gì bạn làm với trẻ lúc này lại chính là cái trẻ đang tìm kiếm. Vì vậy, trẻ càng có hành vi làm người
lớn thấy khó chịu hơn.

Thể hiện quyền lực:

Trẻ liên tục cố gắng khám phá

xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành
vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” là suy
nghĩ sai lệch của trẻ: “Mình chỉ cảm thấy quan
trọng nếu là người điều khiển và có những gì
mình muốn”. Một số trẻ chỉ cảm thấy quan
trọng khi chúng thách thức quyền lực của
người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo
lời cha mẹ, thầy cô. Hành vi trêu ngươi,
thách thức của trẻ làm người lớn tức giận,
nhất là những cha mẹ, thầy cô coi trọng sự
vâng lời, khó chấp nhận cảnh “trẻ con cãi lại
người lớn”. Người lớn rất dễ trừng phạt trẻ
trong trường hợp này.

Trả đũa:

Trẻ cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn

thương vì không được yêu quý, không được
đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt,
mình phải đáp trả”. Trẻ làm người khác
(anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ,
thầy cô bị tổn thương vì trước đó trẻ đã
cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không
công bằng. Có thể trẻ thực sự đã bị đối xử
không công bằng, cũng có thể chỉ là do trẻ
cho rằng như vậy, nên trẻ tìm cách trả đũa.
Trẻ làm việc này bằng nhiều cách: Bằng hành
động, bằng lời nói, bằng sự im lặng, bằng việc
từ chối hợp tác, bằng cái nhìn và cử chỉ thù địch… Đây là những lúc trẻ đang cảm thấy rất chán
nản, phiền muộn.

Thể hiện sự không thích hợp:

“Mình không thể đáp ứng được mong đợi của người lớn, mình sẽ

bỏ cuộc và hy vọng là họ để cho mình yên”. Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành
vi rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của cha mẹ, thầy cô. Ví
dụ, trẻ thể hiện: “Con không giải được bài đó đâu!”, “Con đã bảo là không làm được đâu vì con rất
dốt môn này”. Khi đó, trẻ đang cảm thấy rất chán nản. Nếu người lớn chế nhạo: “Không khá lên
được à? Quá kém! Đồ ngu” thì trẻ sẽ càng cảm thấy vô giá trị hơn và càng tiếp tục thể hiện hành
vi đang làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.