32
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Người lớn ứng xử thế nào?
a. Xác định mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực ở trẻ
Có 2 điểm giúp chúng ta xác địch mục đích hành vi của trẻ:
Dựa vào cảm giác của của mình. Ví dụ, khi trẻ khiến bạn cảm thấy khó chịu, bị làm phiền thì có
khả năng trẻ muốn thu hút sự chú ý; Khi trẻ làm bạn thấy tức giận, có thể trẻ đang muốn thể hiện
quyền lực; Khi trẻ làm bạn thấy tổn thương sâu sắc, có thể là trẻ đang muốn trả thù; Khi trẻ làm
bạn thấy chán nản, cam chịu thì trẻ đang cảm thấy sự không thích hợp và muốn né tránh. Xem
chi tiết ở trang trước.
Dựa vào phản hồi của trẻ khi người lớn cố gắng thay đổi hành vi của trẻ (xem chi tiết bảng
ở trang trước)
b. Thái độ ứng xử của người lớn
Khi gặp hành vi của trẻ (giống như của Hưng trong ví dụ trên đây) người lớn dùng nhiều phương pháp
kỷ luật khác nhau, có thể tích cực, có thể tiêu cực. Lưu ý rằng, cả 4 dạng hành vi của trẻ trình bày ở trên
đều có xu hướng dẫn tới việc người lớn đánh, mắng, phạt trẻ về thể chất hoặc tinh thần. Điều này chúng
ta sẽ bàn kỹ ở Chương 2. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, người lớn nên cố gắng bình
tĩnh, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực (Chương 4), lắng nghe tích cực
(Chương 5), khích lệ (Chương 6), kiềm chế bản thân (Chương 7) để giải quyết.
c. Người lớn nên làm gì nếu không trừng phạt?
Với loại hành vi nhằm
thu hút sự chú ý
, người lớn nên:
Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của trẻ khi có thể, chủ động chú ý đến trẻ vào lúc
khác, những lúc phù hợp và dễ chịu hơn.
Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì.
Hướng trẻ vào hành vi có ích hơn.
Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho trẻ lựa chọn có giới hạn (chương 4).
Dùng hệ quả lôgíc (Chương 4, Kiến thức đề xuất 1).
Lập nội quy hay lịch trình mà người lớn sẽ thường xuyên dành thời gian cho trẻ (Chương 4,
Kiến thức đề xuất 2).
Với loại hành vi nhằm
thể hiện quyền lực
, người lớn nên:
Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để trẻ nguôi dần. Hãy nhớ rằng
muốn cãi nhau phải có ít nhất 2 người!
Sử dụng các bước khuyến khích trẻ hợp tác (hiểu cảm xúc của trẻ, thể hiện mình hiểu cảm
xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao đổi để phòng tránh vấn
đề tương tự trong tương lai (Chương 5).
Giúp trẻ thấy có thể sử dụng sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Hãy nhớ rằng
tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm trẻ mong muốn có “quyền lực” hơn.
Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải bạn sẽ bắt trẻ làm gì.