86
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
Nội quy của một lớp học có thể bao gồm những điểm như
Tôn trọng lẫn nhau (nội quy nên theo hướng tích cực để thay thế cho “không đánh nhau”, “không
chế nhạo”...).
Lắng nghe
Trật tự, không nói chuyện riêng trong lớp.
Đối xử thân thiện với bạn bè…
Nếu những ý kiến đề xuất về nội quy ở lớp và ở nhà
của trẻ không phù hợp hoặc khó khả thi, người lớn
có thể đặt câu hỏi mở, ví dụ: “Đây có chắc là điều
chúng ta muốn hay không?”; “Có giải pháp nào khác
không?”; “Điều này chúng ta chưa thể thực hiện
được. Nếu muốn chúng ta có thể thử cách khác, khi
có dịp chúng ta sẽ làm theo cách của em”.
Khi đã thiết lập được nội quy, việc duy trì củng cố
để thành thói quen cho trẻ là việc rất quan trọng và
thường khó thực hiện hơn cả việc thiết lập nội quy.
Điểm cần nhớ để củng cố, duy trì nội quy với trẻ
Hướng dẫn:
Hướng dẫn phải rõ ràng, cụ thể, ví dụ “Đã đến lúc con phải dọn đồ chơi để...”
Nhắc nhở:
Những lời nhắc nhở giúp trẻ suy nghĩ, nhớ lại và sau đó quyết định hành động,
ví dụ: “Con có nhớ rằng chúng ta đã đồng ý là khi đến chơi nhà ai, con sẽ không mở và lục
ngăn kéo”
Cho trẻ ít nhất 2 khả năng lựa chọn:
cho phép trẻ được chọn 1 trong 2 khả năng mà ta đều
mong muốn và chấp nhận để khuyến khích khả năng suy nghĩ, đưa ra các quyết định của
mình. Ví dụ: “Hôm nay con muốn mặc cái quần màu xanh hay màu trắng?”
Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn
: Cho trẻ biết kết quả hành vi của trẻ sẽ rất có ích. Ví
dụ: “Cô sẽ rất lo lắng và buồn nếu khi tức giận em còn tiếp tục đánh bạn như vậy.”
Cảnh báo:
Cảnh báo không phải là đe doạ mà là nhắc nhở trẻ nghĩ về hậu quả xấu có thể
xảy ra với một hành vi nào đó. Ví dụ: “Em thử nghĩ xem, chuyện gì có thể xảy ra nếu khi đi
học chúng ta qua đường mà không quan sát cẩn thận?”
Thể hiện mong muốn:
Là cách khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó. Ví dụ: “Mẹ mong
rằng con sẽ không viết bẩn lên bàn học nữa”.