85
Chương 4:
Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực
Thông qua cuộc họp gia đình, bố, mẹ ông bà cũng hiểu nhau hơn và hành động một cách nhất quán,
tránh tình trạng mỗi người một cách khiến trẻ lẫn lộn hoặc làm cho nội quy, quy tắc trong gia đình bị
phá vỡ (xem hoạt động 4)
Các bước của một cuộc họp lớp, họp gia đình là:
Bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm thái độ im lặng mang tính phòng thủ và tăng thái độ
hợp tác của trẻ.
Điểm lại xem cả lớp hoặc cả gia đình muốn thảo luận những vấn đề gì. Ví dụ, giáo viên có thể đề
nghị: “Lớp học là của tất cả chúng ta. Thầy muốn các em tham gia xây dựng nội quy của lớp học.
Các em muốn nội quy đó như thế nào? Gồm những điểm gì?”
Giải quyết vấn đề: Trực tiếp hỏi trẻ có lỗi hoặc hành vi không phù hợp (đi muộn, không làm bài
tập, vẽ bậy…) xem trẻ có đề xuất gì để giải quyết vấn đề do mình gây ra, hướng khắc phục lỗi
không. Nếu có, mọi người sẽ đóng góp ý kiến xem có nhất trí với đề xuất của trẻ hay không. Nếu
không, đề nghị mọi người cho đề xuất. Nếu đề xuất này không giúp ích gì mà chỉ làm tổn thương
trẻ thì dùng cách hỏi tích cực để có thêm đề xuất tích cực, khả thi.
Lập kế hoạch thực hiện, chú ý cho trẻ được lựa chọn thời gian bao giờ trẻ sẽ thực hiện đề xuất
đã được thông qua, nhất trí.
Tình huống
Cả lớp đều cho rằng Hưng là học sinh hay gây sự và hay trốn học, kể cả
buổi sinh hoạt lớp hôm nay. Các bạn liệt kê ra là Hưng hay đánh bạn, lấy
bóng của bạn lớp bên cạnh, chửi bậy, bị điểm kém... Nếu cô giáo hỏi sẽ
xử lý ra sao bây giờ, chắc cả lớp đồng ý là phải kỷ luật. Nhưng cô hỏi “Các
em nghĩ là tại sao Hưng lại làm như vậy?”. Học sinh đưa ra một số câu trả
lời “Vì bạn ấy keo kiệt”; “Vì bạn ấy hay bắt nạt bạn khác”. Cuối cùng một
học sinh nói “Có thể không có ai chơi với bạn ấy”. Một học sinh khác nói
“Bạn ấy ở với anh chị vì không có bố mẹ”. Sau đó cô giáo hỏi cả lớp cho
biết xem sống không có bố mẹ sẽ thế nào. Học sinh nói rằng sẽ rất khó
khăn, sẽ phải tự làm nhiều thứ... Giờ đây các em đã thể hiện sự hiểu biết
Hưng chứ không phải ghét bỏ hay thù địch. Khi cô hỏi: “Có bao nhiêu em
trong lớp mình muốn giúp đỡ Hưng”? Hầu như cả lớp cùng giơ tay. Cả lớp
đưa ra một loạt những việc cụ thể mà các em muốn làm để giúp Hưng
Hôm sau cô nói cho Hưng biết là lớp đã thảo luận vấn đề của Hưng. Khi cô
đề nghị Hưng đoán xem liệu có ai muốn giúp đỡ mình, Hưng nhìn xuống
nền nhà và nói “có lẽ là không có ai cả”. Khi cô cho biết tất cả cùng muốn
giúp Hưng, Hưng nhìn lên tròn xoe mắt hỏi lại như không thể tin được
“Cả lớp?”.
Khi cả lớp quyết định giúp đỡ Hưng bằng cách đối xử thân thiện với em,
Hưng cảm thấy được khích lệ và dần dần có nhiều tiến bộ trong mối quan
hệ với bạn bè và kết quả học tập.