83
Chương 4:
Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực
Nếu sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo cho trẻ suy nghĩ sai lệch:
Bố mẹ từ chối trẻ nhưng đó chưa phải là quyết định cuối cùng.
Trẻ có thể sử dụng các “vũ khí” mà trẻ thấy từng có hiệu quả như khóc hờn, giận dỗi… để thay
đổi quyết định của cha mẹ.
Khi cha mẹ đang bận rộn, họ không có thời gian suy nghĩ nên từ chối đề nghị của trẻ để an toàn hơn.
Cũng có những người chưa thực sự quan tâm, tôn trọng ý kiến của trẻ, không cần đắn đo suy nghĩ,
xem xét kỹ nội dung đề nghị hoặc điều kiện đáp ứng lời đề nghị đó, họ từ chối trẻ ngay lập tức. Khi đó,
trẻ không biết lý do tại sao mình bị từ chối. Điều đó làm trẻ nghi ngờ, hẫng hụt, thất vọng. Có trường
hợp, trước lời đề nghị của trẻ, bố mẹ chấp thuận đề nghị của trẻ cho qua chuyện, nhưng sau đó, họ
lại không có điều kiện thực hiện lời hứa của mình. Điều này gây khó xử cho người lớn, vì làm mất lòng
tin của trẻ đối với quyết định của mình. Trẻ thấy bố mẹ không giữ lời hứa, đã “nói dối” mình. Vì vậy,
điều quan trọng là phải thận trọng cân nhắc, xem xét kỹ trước khi đưa ra câu trả lời cho những đề
nghị của trẻ.
Điểm cần nhớ khi thiết lập nội quy ở nhà và ở trường
Thực tế gia đình hay lớp học nào cũng cần có nội quy, nề nếp và không nhất thiết nội quy nào cũng
phải thiết lập một cách tập thể. Nhưng nếu nội quy được cả gia đình, lớp học tham gia xây dựng và
thực hiện thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Nội quy đó có thể liên quan đến ăn, mặc, vệ sinh, sức khoẻ, học hành
ở nhà, ở trường, giải trí, giờ giấc, hành vi ứng xử...Các nội quy đó phải phản ánh được 2 điều: Nhu cầu
của cha mẹ và nhu cầu, mối quan tâm của trẻ. Việc thiết lập nội quy cần có sự tham gia, hợp tác của trẻ,
đặc biệt là trẻ ở tuổi mới lớn có hiệu quả hơn.
Ghi nhớ khi thiết lập nội quy với trẻ
Nội quy đó có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn?
Nội quy đó có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn, trở nên tốt hơn không?
Nội quy đó có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người khác?
Nội quy đó có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động?
Hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ nội quy đó là gì?
NỘI QUI KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA/HỢP TÁC KHÔNG HỢP TÁC, CHỐNG ĐỐI
Khi được tham gia, cả người lớn và trẻ em đều cảm thấy mình là chủ sở hữu của các quyết định đó. Vì
thế xác suất làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với khi bị áp đặt