82
Phương pháp
Kỷ luật tích cực
có thể được tự đi đến nhà bạn dự sinh nhật vào buổi tối nếu bảo đảm an toàn, trẻ có thể được đi chơi
hoặc xem tivi nếu đã hoàn thành tốt bài tập về nhà, trẻ có thể được rủ bạn về nhà chơi nếu cả hai chơi
ngoan, không nói tục,… Khi trẻ đến tuổi mới lớn, trẻ có xu hướng đòi hỏi được tự lập nhiều hơn, trong
khi cha mẹ, thầy cô có xu hướng duy trì sự kiểm soát ở mức độ lớn. Chính vì thế mà va chạm, xung đột
dễ xảy ra. Nhưng nếu theo một thái cực khác là gỡ bỏ hầu hết các giới hạn, chuyển hết không sang có
(người lớn thả lỏng, nuông chiều để trẻ muốn làm gì cũng được) thì nề nếp kỷ luật đã hình thành dễ bị
phá vỡ, những nề nếp mới khó hình thành hoặc phải mất rất nhiều thời gian, có khi phải trả giá đắt.
Bảng 2: Một số ví dụ Giới hạn “có – có thể – không” (chủ yếu với trẻ tuổi
mới lớn)
Có
(Được phép)
Có thể
(Có thể thương lượng)
Không
(Không được phép)
Làm bài tập
Dự sinh nhật bạn
Hút thuốc
Đi ngủ trước 10 giờ
Đi thăm quan cuối tuần
Đi xe máy (dưới 18 tuổi)
Mặc quần áo gì
Dùng internet
Đánh nhau
Chơi trò chơi lúc giải lao
Chơi trò chơi trong giờ
ngoại khoá
Chơi trò chơi trong giờ học
Thận trọng khi từ chối đòi hỏi của trẻ
Khi chấp nhận hay từ chối những đòi hỏi của
trẻ, đặc biệt khi từ chối trẻ, người lớn nên
cân nhắc, thận trọng. Trên thực tế, rất nhiều
trường hợp trẻ năn nỉ, khóc lóc, hờn dỗi…
khi đề nghị bố mẹ một điều gì đó mà
không được chấp thuận. Khi đó, bố
mẹ cũng không vui, thậm chí bực
bội vì con dám “chống lại” quyết
định của họ. Có người còn sử dụng
trừng phạt để “dẹp đi” sự chống
đối và “bảo lưu” quyết định của
mình. Sau đó, họ lại cảm thấy có
phần hối hận về hành vi của mình,
thấy thương con. Mặt khác, khi
xem xét lại lời đề nghị của con, họ
thấy không có gì là quá vô lý nên
đã thay đổi quyết định của mình.