81
Chương 4:
Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực
Thiết lập giới hạn
Nếu mục đích của việc dùng hệ quả tự nhiên và lôgíc là nhằm dạy trẻ về trách nhiệm thì việc thiết lập
nội quy là nhằm để bảo vệ trẻ. Nội quy, nề nếp kỷ luật là những điều rất cần thiết để giáo dục, nuôi
dưỡng, và bảo đảm sự phát triển lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Cha mẹ, thầy cô nào cũng muốn con
em mình có nề nếp kỷ luật tốt, lớn lên là những người có trách nhiệm. Chính vì vậy, việc thiết lập nội
quy, quy tắc ứng xử trong gia đình và lớp học là rất quan trọng.
Nội quy, nề nếp tạo cơ sở cho trẻ hiểu xem những hành vi nào là phù hợp, những hành vi nào là không
phù hợp và đâu là giới hạn không được vượt qua. Việc duy trì nội quy, nề nếp kỷ luật cũng giúp duy
trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và xã hội sau này. Nếu được thiết lập và thực hiện đúng cách,
nhất quán, nội quy sẽ giúp trẻ nhập tâm thành những nguyên tắc hướng dẫn hành vi của trẻ trong
cuộc sống.
Có những nội quy bao gồm những quy định nghiêm
khắc do người lớn hướng dẫn, trẻ buộc phải tuân thủ
và không thể thương lượng được (ví dụ: Tôn trọng
mọi người, trung thực, không nghịch điện, không hút
thuốc...), nhưng cũng có nội quy, quy định do trẻ và
người lớn cùng thảo luận, thống nhất và có thể thay
đổi (ví dụ về thời gian học tập, cách thức ăn mặc, việc
nhà,...). Trẻ em sẽ học rất nhanh nội quy nào không
thể thương lượng, nội quy nào có thể thương lượng
và thay đổi. Phương pháp dùng hệ quả lôgíc đóng
vai trò quan trọng trong các quy tắc mà người lớn
muốn rèn luyện cho trẻ.
Trong bảng 2 dưới đây, cột bên trái (có) thuộc lựa
chọn của trẻ (đặc biệt là với tuổi mới lớn), với mức
độ tăng dần theo lứa tuổi và sự phát triển. Cột bên
phải (không) là phần trẻ cần ý kiến của cha mẹ, thầy
cô hay người lớn. Cột ở giữa là có thể, có nghĩa là
một số việc từ cột Không có thể chuyển thành Có.
Quá trình này tăng dần theo lứa tuổi và sự phát triển
của trẻ hoặc khi cha mẹ, thầy cô và trẻ đạt được thoả
thuận và cam kết mà 2 bên cùng đồng ý. Ví dụ, trẻ
¿ǡУ
КаǡФУ
пК
ϥвбЪ
Kiến thức
đề xuất
2