KỶ LUẬT TÍCH CỰC - Trang 87

79

Chương 4:

Cách kỷ luật trẻ mang tính tích cực

Mục tiêu

Tìm hiểu sự khác biệt giữa trừng phạt và hệ quả lôgíc trong một
tình huống cụ thể (liên hệ với tình huống “Phạt trẻ” ở Chương 2)

Đối tượng

Cha mẹ và thầy cô giáo, những người chăm sóc, làm việc với trẻ

Thời gian

20 phút

Phương
pháp

Suy nghĩ nhanh và chia sẻ

Nguyên liệu

Giấy A0, bút dạ hoặc bảng, phấn

Cách tiến hành

Bước 1

(7 phút)

Hãy tiếp tục từ kết quả của Hoạt động với thẻ tình huống

“Phạt trẻ”

ở Chương 2 về tác

động của trừng phạt. Đề nghị học viên cho biết nếu không trừng phạt như vậy thì họ

sẽ làm gì? Nếu dùng hệ quả lôgíc thì làm thế nào? Xem Tài liệu phát tay

“Trừng phạt

hay dùng hệ quả lôgíc’’

.

Bước 2

(8 phút)

Đề nghị học viên chia sẻ ý kiến của mình. Bạn có thể bổ sung dựa trên Tài liệu phát tay

“Trừng phạt hay dùng hệ quả lôgíc – bản so sánh hai cách xử lý”

cho tình huống này.

Nếu còn thời gian bạn có thể dựa vào Tài liệu phát tay

“Trừng phạt hay dùng hệ quả lôgíc”

để đưa ra một tình huống ở trường: Một học sinh làm hỏng đồ dùng học tập của lớp.

Thầy giáo rất hay dùng hình phạt (không phải hệ quả lôgíc). Em đó sẽ ứng xử thế nào ?

Em học được điều gì ? Liệu có giống như Kiên trong tình huống

“Trừng phạt hay dùng hệ

quả lôgíc”

?

Kết luận

(5 phút)

Tóm tắt sự khác biệt giữa trừng phạt và hệ quả lôgíc dựa vào kiến thức trình bày trong

bảng so sánh ở phần

Kiến thức đề xuất 1

.

‘И–¯д‰ǣ

KŠž…„‹Ы–‰‹пƒ–”н‰’ŠИ–˜
ŠЫ“—ЙŽØ‰À…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.