Steven Johnson mà tôi đã giới thiệu trong Quy tắc #4 khi nói về khái niệm
vùng khả thi kế cận của ông. Theo Johnson, hãy tiếp cận những ý tưởng mới
và “mạng lưới lỏng”- mạng lưới giúp cho việc trộn lẫn và kết hợp các ý
tưởng thường cung cấp chất xúc tác cho những ý tưởng mới đột phá.
Tầng giữa: các dự án khám phá
Bây giờ, chúng ta đến tầng giữa của kim tự tháp - đây là tầng chứa đựng hầu
hết các công trình nghiên cứu mà tôi tạo ra với vai trò giáo sư. Như đã giải
thích ở Quy tắc #4, chiến thuật hiệu quả để thực hiện bước nhảy từ một sứ
mệnh thử nghiệm sang những thành quả tuyệt vời chính là sử dụng những
dự án nhỏ mà tôi gọi là “các lần đặt cược nhỏ”(tôi mượn cụm từ này từ
quyển sách cùng tên xuất bản năm 2010 của Peter Sims). Nếu bạn nhớ lại thì
một lần đặt cược nhỏ trong quá trình khám phá sứ mệnh có những đặc điểm
sau:
• Nó là một dự án đủ nhỏ để có thể hoàn thành trong vòng ít hơn một tháng.
• Nó buộc bạn phải tạo ra giá trị mới (ví dụ như tinh thông một kỹ năng mới
và cho ra những kết quả mới chưa từng tồn tại trước đây).
• Nó tạo ra một kết quả cụ thể mà bạn có thể sử dụng để thu thập thông tin
phản hồi cụ thể.
Tôi sử dụng những cuộc đánh cược nhỏ để khám phá những ý tưởng hứa
hẹn nhất được phát hiện bởi quy trình mà tôi đã miêu tả trong tầng cuối của
kim tự tháp. Tôi cố gắng duy trì hai đến ba đặt cược nhỏ trong cùng một lúc
để tập trung tối đa vào chúng. Tôi cũng đặt ra những thời hạn, mà tôi đánh
dấu bằng bút dạ quang màu vàng trong sổ lên kế hoạch của tôi, để giúp tôi
giữ được cảm giác khẩn trương hoàn thành cao độ. Cuối cùng, tôi cũng theo
dõi số giờ mà tôi đầu tư vào những lần đặt cược nhỏ này bằng thói quen
kiểm giờ mà tôi đã miêu tả ở trên. Tôi thấy rằng nếu thiếu vắng những công
cụ thúc đẩy này, tôi có xu hướng trì hoãn và tập trung vào những việc khẩn
cấp hơn nhưng lại không quan trọng bằng.