QUY TẮC 10.000 GIỜ
Ý niệm cho rằng sự xuất chúng trong việc thực thi một nhiệm vụ phức tạp
nào đó đòi hỏi một mức độ luyện tập tối thiểu đã xuất hiện nhiều lần trong
các nghiên cứu về sự tinh thông. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã đồng ý
rằng con số ma thuật để đạt sự tinh thông thật sự đó là: mười ngàn giờ.
Trong Outliers, Gladwell chỉ ra quy luật này chính là bằng chứng cho thấy
những thành tựu xuất sắc không phải nhờ khả năng tự nhiên, mà thay vào đó
là nhờ việc ở đúng chỗ, vào đúng thời điểm, để tích lũy một số lượng lớn giờ
luyện tập. Lấy ví dụ Bill Gates. Ông tình cờ được học ở một trong những
trường trung học đầu tiên trong nước có cài đặt một chiếc máy vi tính và cho
phép học sinh của họ được truy cập mà không bị giám sát - điều này giúp
ông trở thành một trong những người đầu tiên trong thế hệ của mình tích lũy
hàng ngàn giờ luyện tập trong lĩnh vực công nghệ này. Còn Mozart thì sao?
Cha của ông là một người cuồng luyện tập. Tại thời điểm Mozart đi lưu diễn
châu Âu với danh xưng thần đồng, ông đã có số giờ luyện tập gấp đôi những
nghệ sĩ cùng lứa tuổi lúc đó.
Tuy nhiên, điều làm tôi hứng thú với nghiên cứu của Charness nằm ở chỗ nó
không chỉ dừng lại ở quy luật 10 ngàn giờ bằng cách đặt ra câu hỏi mọi
người luyện tập trong bao lâu, mà nó còn tìm hiểu kiểu luyện tập mà họ
thực hiện. Chi tiết hơn, họ nghiên cứu những kỳ thủ có cùng khoảng thời
gian luyện tập trong số 10.000 giờ. Một vài người trong số họ đã trở thành
đại kiện tướng quốc tế, trong khi số còn lại chỉ ở cấp trung bình. Cả hai
nhóm đều có cùng thời lượng luyện tập, vậy thì rõ ràng sự khác biệt về khả
năng của họ phụ thuộc vào cách họ sử dụng số giờ đó như thế nào. Đó chính
là sự khác biệt mà Charness đang nỗ lực đi tìm.
Vào những năm 1990, đây là một câu hỏi xác đáng. Thời điểm này đã có
những cuộc tranh luận trong giới cờ vua xung quanh các chiến lược cải thiện
khả năng chơi cờ tốt nhất. Một trường phái thì cho rằngcác giải đấu đóng
vai trò quan trọng, bởi nó tạo cơ hội cho người chơi luyện tập trong thời
gian giới hạn và chống chọi các yếu tố gây xao nhãng. Tuy nhiên, trường