KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 19

Tuy nhiên, trẻ bướng bỉnh có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: tâm lý và

sinh lý.

Những nguyên nhân tâm lý khiến trẻ không vâng lời có thể là do thiếu hụt

tình cảm vì cha mẹ không có thời gian dành cho trẻ hoặc trẻ bị cư xử quá
khắc nghiệt. Chính vì thế, trẻ luôn luôn tìm kiếm sự chú ý. Bướng bỉnh hay
chống đối là một trong những cách để trẻ lôi kéo sự chú ý của người khác, thể
hiện vai trò của mình.

Chẳng hạn, nếu cha mẹ nói: ”Không nghe lời hãy liệu hồn” thì những lời

đe dọa như thế thường kích thích đứa trẻ bướng bỉnh, nó muốn đương đầu với
cha mẹ và xem mình có quyền hạn tới đâu.

Nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bướng có thể kể đến là do cha mẹ,

ông bà quá nuông chiều hoặc người lớn có sự mâu thuẫn trong việc đưa ra các
giới hạn được phép và không được phép. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ
thường mè nheo người bênh vực trẻ, người không cấm đoán và trở nên bướng
bỉnh với mọi người để được chiều theo ý thích.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ bướng bỉnh liên quan đến sức khỏe thể

chất của trẻ. Khi trẻ ốm, mệt trẻ cũng dễ bướng bỉnh hơn lúc trẻ khỏe mạnh.
Chăm lo việc ăn uống, sinh hoạt cho con tốt, phòng tránh bệnh tật cho con
cũng là cách giúp trẻ bớt bướng bỉnh.

Theo báo Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia tại Bệnh viện nhi Columbus,

Ohio (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu trên các trẻ em ở độ tuổi 6-17 mắc
chứng đau nửa đầu. Kết quả cho thấy khả năng trẻ bị đau nửa đầu mắc hội
chứng ODD (hội chứng rối loạn thách thức) cao hơn so với trẻ bình thường.

Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ nên để tâm nhiều hơn đến mối liên hệ

giữa các cơn đau đầu và hành vi của trẻ. Họ cho rằng trẻ cần phải được chữa
trị đặc biệt nếu trong một tháng, chúng than đau đầu tới 3 lần.

NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ CẦN TRÁNH

Đánh hay mắng chửi con

Cách này chỉ làm trẻ bướng thêm. Người lớn thường có nhiều biện pháp

buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của mình như dùng đòn roi, bỏ đói, giam
cầm… Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải
con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành
vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của đứa trẻ.

Dán nhãn “hư, xấu, tồi…” cho con

Không có một đứa trẻ nào hoàn toàn xấu. Do đó, khi con cái có lỗi, cha

mẹ hãy bình tĩnh nhận xét về khuyết điểm đó, không nên ngay lập tức buông
ra những lời lẽ ám chỉ kiểu: “Con không hư thì làm sao họ nói con như vậy!”.
Nếu lỡ con mình có mắc phải sai lầm hay gặp vướng mắc gì thì cha mẹ cũng
không nên dùng những lời nói nặng như: “Sao mày ngu thế, dốt thế!”. Với
những lời nhận xét như vậy, thì cha mẹ đã vô tình xúc phạm trẻ và hất bỏ tất
cả mọi cố gắng phấn đấu của trẻ từ trước đến nay, điều đó sẽ gây phản ứng
tiêu cực nơi trẻ. Dù cho cha mẹ có giận dữ đến mức nào thì cũng không được
quyền xúc phạm nhân cách hay tính tình con cái.

18

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.