Những gợi ý phạt con sao cho đúng
1. Không phạt trẻ khi đang nóng giận.
2. Không đánh, mắng. Cần phân tích đúng - sai.
3. Không phạt khi có người thứ ba sẽ khiến trẻ xấu hổ, tự ti hoặc nổi loạn.
4. Hình phạt có thể là không cho đi chơi công viên, nhà sách…, không
mua quà, bánh…
5. Làm cho trẻ yêu mến, tin, phục sẽ khiến trẻ dễ nghe lời hơn là các hình
phạt.
NHỮNG ĐIỀU CHA MẸ NÊN LÀM
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực
Khi con bướng, thay vì nóng giận, cha mẹ cần kiềm chế cảm xúc, giữ bình
tĩnh. Cha mẹ càng bình tĩnh, giữ nét mặt bình thản, càng dễ dàng ngăn chặn
cơn bướng bỉnh của trẻ. Thay vì mắng chửi, cha mẹ nói cho con nghe những
cảm xúc của mình, lúc đó sẽ giúp con hiểu cha mẹ hơn mà không xúc phạm
đến con. Một cử chỉ tiếc nuối thể hiện trên khuôn mặt, một thái độ ra vẻ thất
vọng nhưng vẫn tỏ ra các bạn rất tin tưởng vào sự tiến bộ, đổi thay của con
mình tốt hơn là dùng lời cay độc!
Cho con cái cơ hội được nói
Khi con cái của bạn có lỗi, có khuyết điểm, không phải trẻ không đau
buồn. Hãy cho con bạn nói lên nỗi lòng của chúng. Cha mẹ cần hiểu được tâm
tư nguyện vọng, cũng như tạo được sự gần gũi cần thiết để trẻ có thể bớt sợ
mà bộc lộ nguyên nhân hay lý do vì sao chúng phạm lỗi. Có như thế, cơn giận
dữ của cha mẹ sẽ giảm bớt đi.
Nói lời xin lỗi
Nếu cha mẹ đã có những lời mắng con một cách quá đáng trong cơn giận
dữ, cha mẹ nên thành tâm xin lỗi con. Cha mẹ có thể nói một vài câu dạng:
“Hồi nãy mẹ giận quá, nên hơi quá lời, con đừng giận mẹ nhé!” hay “Chắc
con ghét cha lắm phải không? Vì cha đã mắng con, cho cha xin lỗi con
nhé!”… Khi được nghe những lời xin lỗi như vậy, con cái chúng ta sẽ không
bùng phát những hành động tiêu cực phản kháng nữa. Đây cũng là cơ hội dạy
con bài học “biết xin lỗi” và thể hiện thái độ tôn trọng con, giúp con thêm tự
tin vào giá trị bản thân.
Đưa ra yêu cầu đơn giản, nhẹ nhàng, có giải thích
Thay vì quát con: “Ăn nhanh lên!” hoặc “Có muốn ăn vài roi không?” thì
cha mẹ nên nói: “Con ăn nhiều mới khỏe được như siêu nhân chứ!’, “Đã trễ
lắm rồi. Con phải ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi nữa chứ. Mẹ còn
rất nhiều việc phải làm chứ không thể chờ con mãi”. Chính việc đơn giản hóa
của người mẹ trước thái độ cứng đầu của đứa con sẽ giúp trẻ biết suy nghĩ về
nỗi cực nhọc của mẹ, để từ đó trẻ cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn
làm trái lời mẹ.
19