KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ - Trang 18

CHA MẸ LÀM GÌ KHI CON

BƯỚNG BỈNH?

- Ths. Phạm Thị Thúy

NHỮNG KIỂU BƯỚNG BỈNH CỦA
TRẺ

Hầu hết những lời phàn nàn của các bậc cha mẹ thường tập trung ở một

vấn đề gây bối rối nhất cho họ, đó là nuôi dạy những đứa con bướng bỉnh, hay
chống đối, ương ngạnh.

Trong vốn từ của trẻ khoảng 2 tuổi trở lên, có một từ thường xuyên được

sử dụng là từ “Không!”. Thậm chí, cả những đứa trẻ vốn được coi là ngoan
ngoãn cũng có lúc trở nên bướng bỉnh. Đặc biệt, trong những dịp lễ Tết,
những lúc gia đình bận bịu và đông người, từ “Không” đầy cương quyết ấy lại
càng có dịp phát huy.

Khi trẻ lên 4, 5 tuổi, biểu hiện rõ rệt nhất là sự cãi lời cha mẹ. Đến tuổi lớn

hơn, trẻ lại nảy sinh nhiều hình thức phản ứng mạnh mẽ như bỏ nhà đi, đến
nhà bạn ở tạm, có khi đi “bụi” suốt mấy ngày để thoát ly khuôn khổ gia đình.

TẠI SAO TRẺ BƯỚNG?

Các chuyên gia tâm lý cho biết, thái độ ngang bướng ở trẻ em chỉ là hiện

tượng tự nhiên của con người một khi muốn tự rèn luyện ý chí tự lập và thể
hiện cá tính, cũng như muốn được sống độc lập. Do vậy, khi cha mẹ gặp phải
tình huống trẻ bướng cũng đừng quá bực mình mà chỉ cần thực hiện những
phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ.

Thật ra thì hành vi bướng bỉnh và chống đối của trẻ ở mỗi giai đoạn phát

triển từ lúc còn ấu thơ cho đến tuổi niên thiếu là bình thường. Ngay từ khi còn
rất nhỏ, trẻ đã cố gắng học hỏi cách thức đối phó với những quy tắc và luật lệ
của thế giới người lớn, đồng thời cũng ra sức đấu tranh cho quyền lợi cá nhân
mình. Lẽ thường, tất cả trẻ con đều bướng bỉnh hoặc có biểu hiện chống đối
và ương ngạnh vào một giai đoạn nào đấy. Trẻ không thể khôn lớn được nếu
không có ý kiến, suy nghĩ, nhu cầu hay những mơ ước riêng tư. Chính những
điều này giúp hình thành và khẳng định cá tính của chúng.

Khi trẻ bướng bỉnh nói “Không”, thay vì lo lắng, bực tức, bạn hãy vui

mừng đi. Bởi đó là biểu hiện trẻ đã biết khẳng định cái tôi của mình. Lên 5
tuổi, trẻ cần có chính kiến riêng, biết chọn lựa một cách độc lập - đó là một
khả năng rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức. Muốn dạy cho con điều
này, bạn nên khuyến khích con mạnh dạn nói lên nhận định, ý kiến của mình.

17

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.