giữ một thái độ “chờ đợi và quan sát” thay vì xác định luôn rằng Hoa
Kỳ “sẽ ủng hộ chính quyền mà có thể sẽ bị lật đổ”.
Khi Thủ tướng Chang Myon thông báo từ chức cùng với các thành
viên nội các ngày 18 tháng 5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hoan nghênh hành
động của Chang trong một thông cáo báo chí và dự đoán rằng động
thái này sẽ giúp chấm dứt bất ổn chính trị. Tờ Thời báo New York đăng
một bài thúc giục chấp nhận cuộc đảo chính như một sự việc đã rồi.
Các quan chức Mỹ đều biết về các hoạt động ủng hộ cộng sản của
Park trong những ngày tháng hỗn loạn sau giải phóng Triều Tiên năm
1945, nhưng đều tin rằng ông đã chuyển hướng hoàn toàn sang chủ
nghĩa bảo thủ Hàn Quốc. Lực lượng USFK cho rằng dân chúng nếu
không đồng tình thì cũng không phản đối hoạt động lật đổ của chính
quyền quân sự. Thật ra, có vẻ như chỉ trong vài ngày sau đảo chính,
chính quyền Mỹ đã sẵn sàng chấp nhận những sự kiện vừa xảy ra và
sẵn sàng hợp tác với các thủ lĩnh đảo chính. Vào ngày 25 tháng 5, Bộ
Ngoại giao Mỹ phát đi một bức điện tín báo rằng đã nhận được thông
điệp “chính thức” từ Trung tướng Chang Do-young, chủ tịch Ủy ban
Cách mạng Quân sự đồng thời là Tổng tham mưu trưởng, trong đó
trình bày các mục đích của cuộc đảo chính.
ngày sau đó Washington cố ý trì hoãn bất kỳ thông báo đại chúng nào
công nhận chính quyền quân sự là chính phủ mới của Hàn Quốc, và
như vậy Mỹ có thể nâng cao vị thế trong các cuộc đàm phán sắp tới
với các thủ lĩnh đảo chính về vấn đề lập lại chính quyền dân sự. Chang
Do-young, người nhanh chóng trở thành chủ tịch Hội đồng Tối cao
Tái thiết Quốc gia đồng thời là Thủ tướng, đã đến Washington gặp gỡ
Kennedy trong một nỗ lực nhằm đảm bảo Mỹ công nhận cuộc đảo
chính, và thông qua đó củng cố địa vị của ông ta trong chính quyền
quân sự. Cuộc gặp gỡ lý ra đã làm vị trí của Chang Do-young trở nên
chính đáng, nhưng ông ta lại chỉ nhận được lời phản hồi lạnh nhạt từ
đại sứ quán Mỹ ở Seoul cũng như từ các lãnh đạo ở Washington. Park
Chung Hee thậm chí còn bị đối xử tệ hơn trong những ngày đầu của