quyền trong năm 1971 nhưng việc sửa đổi hiến pháp lại cho phép ông
bắt đầu một nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1975. Việc ông có sửa đổi hiến
pháp hay không tác động mạnh mẽ đến bản chất của chính quyền Hàn
Quốc và từ đó ảnh hưởng đến chiến lược hiện đại hóa của nước này.
Lựa chọn được đưa ra ở mỗi thời điểm quan trọng quyết định đến
đường lối phát triển kinh tế tiếp theo của Hàn Quốc đều bị ảnh hưởng
nặng nề bởi chính trị.
Thứ hai, chúng tôi tập trung vào lịch sử chính trị bởi tại nhiều thời
khắc quan trọng cho phép Hàn Quốc đạt được thành công trong xây
dựng nhà nước, cải thiện an ninh quân sự và tạo lập thị trường nhằm
đặt nền móng cho triển vọng siêu tăng trưởng, thì giải pháp cho các
vấn đề và khó khăn chỉ có thể xuất phát từ những nỗ lực của giới cầm
quyền cấp cao để giải quyết ổn thỏa các đòi hỏi đối nghịch về địa
chính trị, địa kinh tế và chính trị trong nước. Để lý giải được sự tái sắp
xếp quyền lực ở Hàn Quốc giữa các bộ ngành nhà nước tách xa Bộ Tài
chính (MoF) bảo thủ trong các năm 1962,1965 và 1973, hoặc hướng
về MoF trong các năm 1969,1972 và 1979, chúng ta phải tìm hiểu
cách các lãnh đạo chính trị đã điều khiển các quan chức nhà nước. Các
bộ ngành nhà nước này nếu bị đặt riêng rẽ thì chỉ có thể dẫn đến bế tắc
giữa các nhóm lợi ích hoặc một sự cải thiện lợi ích chậm chạp.
lý giải hành vi ưa thích rủi ro của các tập đoàn chaebol chúng ta phải
tìm hiểu những loại động lực nào đã thúc đẩy họ sử dụng rủi ro như
một chiến lược sáng suốt theo quan điểm của họ và tại sao những động
lực đó lại được chào mời trước mặt họ. Những nghiên cứu như thế đòi
hỏi một cuộc phân tích về các mục tiêu, toan tính và chiến lược chính
trị của Park Chung Hee cùng các cộng sự hàng đầu của ông.
Vị trí trung tâm của chính trị thậm chí còn biểu hiện rõ rệt hơn trong
lĩnh vực xã hội và chính trị. Để giải thích hành vi lắt léo của các nông
dân giữa việc chọn “thân Park” và “bài Park” vào các năm 1963, 1967,
1971 và 1978, chúng ta phải phân tích chiến lược hiện đại hóa không
kém phần lắt léo của Park giữa Cách mạng Xanh và cưỡng bức nông