nghiệp, sự chuyển đổi các cơ quan nhà nước ở nông thôn thành một cỗ
máy chính trị, và nhận thức của ông về những cảm tình chính trị mang
tính cục bộ đang lan truyền ở mọi ngóc ngách của Hàn Quốc. Cũng
như vậy, để lý giải tại sao người lao động thất bại khi chống đối chiến
lược tăng trưởng thẩm thấu cần có một cuộc phân tích công tác tái tổ
chức theo hướng từ trên xuống của các liên đoàn lao động vào năm
1961 cũng như sự khủng bố dã man và dai dẳng Park dành cho những
nhà hoạt động chaeya bất đồng chính kiến và điều này đã ngăn cản lực
lượng cánh tả thành lập được một nền tảng ủng hộ vững chắc trong xã
hội. Quyết định bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản và cử lực
lượng lính chiến đấu đến miền Nam Việt Nam năm 1965 nhằm đảm
bảo nguồn vốn khởi sự cho các dự án công nghiệp chiến lược cũng là
một hành động chính trị chấp nhận rủi ro.
Thứ ba, chúng tôi tìm lại về lịch sử chính trị bởi các lý thuyết kinh
tế cũng như các nghiên cứu phát triển nhà nước đều kém hiệu quả khi
lý giải các động lực phía sau được cho là kết quả của các quyết định
chính sách của Park. Ban đầu, nhiều lựa chọn chính sách của ông mâu
thuẫn trực tiếp với các tư tưởng kinh tế phổ biến. Đối phó với sự suy
giảm tốc độ tăng trưởng trong các năm 1969, 1972, 1974 và 1979, Hàn
Quốc đã lựa chọn những biện pháp phi chính thống để nhanh chóng
giải tỏa các áp lực lạm phát như việc áp dụng liệu pháp sốc vào xã hội
- tăng mạnh lãi suất, giãn nợ, “hợp lý hóa công nghiệp”, phá giá tiền
tệ, cắt giảm lương, và trong năm 1972 đã đóng băng luôn khoản thanh
toán của các khoản cho vay trên sa-chae (thị trường chứng khoán phi
chính thức) tư nhân, nhưng vào những lúc đó việc giải tỏa các áp lực
thị trường chỉ là cơ sở cho một đợt kích thích mạnh mẽ khác với
những gói tín dụng ngân hàng được chính phủ hỗ trợ để tài trợ cho
một giai đoạn siêu tăng trưởng mới. Nỗi ám ảnh về tăng trưởng kinh tế
và về năng lực thực hiện các liệu pháp sốc của giới lãnh đạo - mặc cho
các rủi ro chính trị vì hiểm họa kinh tế - chỉ có thể được hiểu khi phân
tích tầm nhìn của Park về pu-kuk kang-byeong (nước giàu, quân mạnh)