tướng, các PMO giám sát và đánh giá các chính sách cấp bộ từ bên
trong các bộ chủ quản. Bằng cách vận hành mạng lưới phản hồi chính
sách và các luồng thông tin mang tính chiến lược này thông qua các
quan chức trong cơ quan mình, EPB có thể phát hiện và khắc phục các
hoạt động cấp liên bộ ngay từ đầu, cũng như buộc lãnh đạo của các bộ
chủ trì phải chịu trách nhiệm cá nhân trước tổng thống và các thân
phúc EPB của ông.
Tuy nhiên, ý thức được mối nguy hiểm trong việc chuyển các quan
chức EPB và MoF đến vị trí lãnh đạo trong các bộ ít quan trọng hơn
có thể làm mất tinh thần các bộ chủ quản, Park cũng cẩn thận điều
chỉnh mức độ tác động theo nhiều hạng mục chính sách, với hệ quả là
sắp xếp các bộ ngành kinh tế theo một trật tự có cấp bậc nhưng cũng
có phân loại. Được giao phó nhiệm vụ điều phối kinh tế vĩ mô, EPB
và MoF hình thành nên một nhà nước nhỏ trong nhà nước kế thừa lớn
của Park, được bảo vệ khỏi tác động từ các bộ ngành kinh tế khác.
Bén cạnh đó, Park cũng quan tâm đến việc chuyển đổi hai bộ ngành
cốt lõi này thành một đội ngũ phục vụ tổng thống chặt chẽ, điều này
dẫn đến việc xoay vòng thường xuyên các quan chức có tiềm năng
giữa các bộ này với nhau hoặc với Ban Thư ký Tổng thống ở Nhà
Xanh. Các vị trí thứ trưởng có tính chiến lược thường được nắm giữ
bởi những người gắn bó lâu dài với EPB (76,9%) và MoF (55,6%), tuy
nhiên khi một người ngoài được đưa vào, Park thường chọn một người
gắn bó lâu dài với EPB vào vị trí thứ trưởng MoF (22,2%) và một
quan chức MoF cho vị trí thứ trưởng EPB (23,1%). Do đó, hai bộ điều
phối này không chỉ bị cách ly khỏi các lực lượng bên ngoài mà còn
chia sẻ chung một định hướng về các mục tiêu và chiến lược, đây là
kết quả từ việc bổ nhiệm nhân sự mà Park đã dàn xếp ở cấp độ cao,
cấp thứ trưởng. Trong khi đó, việc chuyển các quan chức EPB và MoF
đến Nhà Xanh cũng là một cơ hội để truyền cho họ các ý tưởng về
công nghiệp hóa của Park