trong các cuộc đàm phán năm 1965 với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) về
vấn đề các thỏa thuận tạm thời, và thúc đẩy các gói tín dụng thương
mại cho các doanh nghiệp kinh doanh Hàn Quốc.
công nhận tầm quan trọng trong vị trí lãnh đạo của Jang Ki-young ở
các hoạt động hằng ngày của ECC cũng như những đóng góp của ông
cho quá trình thể chế hóa chương trình bình ổn tài chính. Việc Mỹ
chấp nhận cuộc cải cách của Jang Ki-young phần lớn là do “tuần trăng
mật” (milwol) phát triển nhanh chóng giữa Park và Lyndon B.
Johnson. Cho đến năm 1965, Park cực kỳ quyết tâm khi sát cánh với
chiến lược an ninh khu vực của Johnson, bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Tokyo và gửi binh lính đi bảo vệ miền Nam Việt Nam.
Về mặt chính trị, Johnson cần Park cũng như Park cần Johnson, điều
này đã buộc USAID phải chịu đựng, nếu không phải là tiếp nhận, các
ý tưởng kỳ quặc của Jang Ki-young. Khi phó thủ tướng giành được sự
ủng hộ của đồng cấp Hoa Kỳ, ông dùng ECC song phương dàn xếp
buộc các bộ ngành nhà nước khác của Hàn Quốc phải hỗ trợ cho chính
sách phát triển này. Với chính Jang Ki-young đứng đầu phái đoàn Hàn
Quốc trong ECC, và giám đốc hợp tác quốc tế của EPB hỗ trợ Jang
Ki-young từ bên dưới trong ủy ban song phương với vai trò tổng thư
ký của các đại diện Hàn Quốc, ECC thực tế đã trở thành một mạng
lưới liên bộ mà thông qua đó, các áp lực và ảnh hưởng của Mỹ đã
được EPB tận dụng để vô hiệu hóa các kháng cự của MoF về hệ thống
biên lãi suất ngân hàng đảo ngược. ECC trở thành một công cụ trong
chính sách kinh tế của Jang Ki-young, trái ngược với sứ mệnh tồn tại
ban đầu của nó là giữ ổn định tài chính.
Chiến lược mở rộng đầy rủi ro này gây ra các phản ứng khác nhau
từ các bộ ngành khác nhau. MCI tán thưởng, vì điều đó đồng nghĩa
với các khoản vay dễ dàng cho các khách hàng của bộ này, các nhà
xuất khẩu công nghiệp nhẹ và các nhà đầu tư HCI. MoF phản đối
mạnh mẽ, vì cuộc cải cách lãi suất và tỷ giá hối đoái do EPB thiết kế
đã hạn chế vai trò của MoF xuống thành một cơ quan huy động nguồn