lực đơn thuần cho các dự án công nghiệp được lựa chọn bởi EPB và
MCI. Chiến lược này cũng kéo theo mối đe dọa đè nặng lên các ngân
hàng quốc doanh của MoF bằng những khoản nợ mất khả năng thanh
toán. Đối phó lại sự phản kháng của MoF, Jang Ki-young viện đến đòn
roi kỷ luật của Park. Khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Hong Seong Heon
công khai nổi dậy chống lại hệ thống biên lãi suất đảo ngược vào năm
1965, Park bất ngờ sa thải ông ta. Trong ba năm Jang Ki-young giữ
chức phó thủ tướng, MoF chứng kiến bộ trưởng của mình bị đuổi năm
lần và thứ trưởng thì bốn lần. Bộ Tài chính cho rằng họ không còn
cách nào khác ngoại trừ nổi dậy, vì những gì Jang Ki-young đề xuất
đồng nghĩa với việc cắt bỏ đi thẩm quyền điều phối bằng chính sách
lãi suất và chính sách ngoại hối của cơ quan này. Năng lực tự chủ thiết
lập lượng cung tiền của MoF thông qua các công cụ chính sách tiền tệ
giảm dần khi Cục Ngân sách EPB nắm giữ một lượng ngày càng lớn
các nguồn lực nhà nước cho các dự án đầu tư dài hạn, và khi Cục Hợp
tác Quốc tế EPB độc lập phê duyệt cho các khoản vay nước ngoài và
phân phối tiền viện trợ quốc tế.
EPB hoạch định các chính sách bằng cách lùi về làm việc với các
chỉ thị của Park. Một khi các chỉ tiêu đã được Park xác định, EPB tiến
hành tính toán những nguồn lực cần thiết để thực hiện và để giải quyết
bất kỳ tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư nào, đầu tiên bằng cách điều
chỉnh bên trong chính sách ngân sách và cấp phép vốn đầu tư nước
ngoài rồi thứ hai bằng cách tác động lên MoF để thay đổi chính sách
tài khóa và tiền tệ. Tiếp theo sau đó là một giai đoạn giám sát chặt chẽ
các dự án công nghiệp cũng như nhận phản hồi thường xuyên từ MCI,
các bộ quản lý ngành và các cơ quan phụ trợ. Các phản hồi cho phép
EPB chuẩn bị những điều chỉnh cần thiết lên các chỉ tiêu ban đầu và
các biện pháp thu hút, huy động nguồn lực. Theo phương thức này, bộ
tối cao liên tục điều chỉnh các chỉ tiêu công nghiệp của nó nhằm đạt
được tập hợp các mục tiêu, công cụ đúng đắn, giúp cho bộ tiến gần
hơn đến việc hoàn thành các chỉ thị của Park. Các chỉ tiêu không phải