cơ chế phá sản mang tính kỷ luật của thị trường. Việc cần thiết phải
xây dựng một cơ chế quan liêu để giảm thiểu các vấn đề hiểm họa đạo
đức đã hình thành nên một động lực chủ chốt khác trong quá trình
chuyển đổi bộ máy quan liêu nhà nước Hàn Quốc thành một chế độ
Leviathan có khả năng tiếp cận sâu xuống để kiểm soát hầu như toàn
bộ các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. MCI bắt đầu kiểm tra tình
trạng doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm thô, theo công ty và theo nơi
nhận mỗi ngày vào năm 1962 để giữ cho các chaebol phải thực hiện
các hứa hẹn xuất khẩu của họ. EPB dần tăng cường luật bình ổn giá
vào năm 1961, 1962, 1973 và 1975, với các mục tiêu kép là chống lạm
phát bằng cách thiết lập “giá trị trường” trong các ngành bị độc quyền
nhóm và đánh thuế lên các “lợi nhuận vượt trội” được hưởng từ các cú
sốc cung ở thị trường quốc tế. Để hạ thấp mức độ trợ cấp nhà nước
bằng cách khuyến khích các chaebol chủ chốt phát hành cổ phiếu ra
công chúng, Bộ Tài chính áp dụng các khoản giảm thuế cho các doanh
nghiệp kinh doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt đầu từ
năm 1968; thiết lập các hình phạt pháp lý và các khoản phạt tài chính
cho các doanh nghiệp từ chối chỉ thị niêm yết cổ phiếu ra công chúng
vào năm 1972; và xác định một lịch trình thời gian cụ thể để niêm yết
ra công chúng các công ty con và công ty cổ phần thuộc các chaebol
chủ chốt sau năm 1975. Quan trọng hơn nữa, EPB đưa những hoạt
động kinh doanh không công bằng và hạn chế cạnh tranh trở thành
mục tiêu của các quy định được đề cập trong Luật Bình ổn Giá và
Công bằng Thương mại vào tháng 12 năm 1975.
Nỗ lực thay thế kỷ luật thị trường bằng sự giám sát quan liêu thất
bại. Số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc đạt
đến 251 vào tháng 10 năm 1976, tăng gấp mười lần so với năm 1968,
tuy nhiên bởi các ngân hàng quốc doanh vẫn luôn sẵn sàng cung cấp
cho các chaebol những khoản vay có trợ cấp, chaebol không cảm nhận
được sự cấp thiết phải huy động vốn từ thị trường chứng khoán, mà
điều này lại có thể đe dọa đến khả năng kiểm soát quyền sở hữu và