cụ chính sách đều được sắp đặt để tích tụ nguồn lực vào một vài ngành
công nghiệp chiến lược và hỗ trợ doanh thu xuất khẩu của các ngành
này, giá cả không còn phản ánh chính xác nguồn tài nguyên của Hàn
Quốc nữa. Tương tự, sự gia tăng xuất khẩu có thể là kết quả từ các nỗ
lực của các doanh nghiệp nhằm bảo vệ giấy phép, trợ cấp và đặc
quyền thuế trong nước chứ không phải là kết quả từ tính cạnh tranh
với nước ngoài của họ. Với thất bại trong các nỗ lực quản trị của nhà
nước nhằm loại bỏ hiểm họa đạo đức, rất nhiều ngành công nghiệp
chiến lược bị mất khả năng thanh toán tài chính, gây nên các khoản nợ
xấu khổng lồ đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Chiến lược điều chỉnh, 1967 - 1972
Năm 1967, chỉ ba năm sau “cuộc cải cách hợp lý hóa” của Jang Ki-
young, nhiều chaebol, với các khoản nợ nước ngoài được chính phủ
bảo lãnh mà đã biến thành các nguyên nhân gây thất bại, thậm chí
không thể trả được các khoản lãi vay của họ. Park gửi đi một tín hiệu
rõ ràng yêu cầu thay đổi chính sách bằng cách sa thải Jang Ki-young.
Park Chung-hun, một cựu tướng lĩnh quân đội có tính cách nhẹ nhàng,
người đã lãnh đạo Bộ Thương mại và Công nghiệp từ năm 1964, nay
trở thành phó thủ tướng. Không may là Park Chung-hun chẩn bệnh
cho các khó khăn của nền kinh tế Hàn Quốc chỉ dựa trên những
phương pháp hành chính. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng xuất hiện là
do thiếu một cơ chế quan liêu để thận trọng giám sát chứ không phải
do các hạn chế nội tại trong chiến lược hiện đại hóa mở rộng của nhà
nước.
Trong nỗ lực đảm bảo khả năng giám sát hiệu quả hơn các khoản
vay nước ngoài, Park Chung-hun đã thiết lập cục quản lý vốn nước
ngoài trực thuộc EPB. Năm 1968, ông thông báo một chương trình
hợp lý hóa để sáp nhập hoặc bán luôn các công ty công nghiệp mất
khả năng thanh toán cho một bên thứ ba với mục tiêu tạo ra một nền
tảng tài chính vững chắc cho các công ty này cũng như hạn chế tối đa
thiệt hại cho ngân hàng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thanh khoản