Để ngăn không cho MoF thiết lập một gói chính sách điều chỉnh
chính thống hơn với những đợt gia tăng lãi suất, mà điều này có thể
đẩy các nhà sản xuất công nghiệp mất khả năng thanh toán vào tình
trạng phá sản, Kim Hak-ryeol đã thành lập một Đội Đặc nhiệm Nhà
Xanh Giải quyết Các doanh nghiệp Mất khả năng thanh toán vào năm
1969. Được EPB và MoF cùng điều hành, đội đặc nhiệm này giải cứu
các chaebol đang gặp khó khăn bằng những khoản trợ cấp ngân hàng
và giảm thuế. MoF giảm lãi suất tiền gửi tổng cộng đến hơn 60% và
lãi suất cho vay đến gần 40% giữa năm 1969 và 1972, kể cả khi áp lực
lạm phát giảm đi thấy rõ. Mặt khác, hoạt động giải cứu đòi hỏi MoF
phải thắt chặt kiểm soát hoạt động phân bổ tín dụng trong khu vực
SME nếu muốn tránh đối đầu trực diện với mục tiêu khác của Park là
bình ổn kinh tế vĩ mô. Để hạ nhiệt các áp lực lạm phát giữa công cuộc
giải cứu các chaebol, MoF phải loại bỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng như các hộ gia đình cá thể khỏi hoạt động phân bổ tín dụng theo
định mức rộng rãi, và truyền nhiều nguồn lực hơn cho các chaebol.
Cũng với tinh thần khẩn cấp như vậy, MoF yêu cầu các công nhân
cùng chung vai gánh vác một tỷ trọng quá mức các chi phí điều chỉnh
thông qua các khoản giảm lương và thậm chí là sa thải.
Mặc cho chiến lược điều chỉnh của Kim Hak-ryeol, các chaebol đều
tiến đến bờ vực sụp đổ và nền kinh tế Hàn Quốc gần như không còn
khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài vào năm 1972. Khi đối mặt
với những mỗi đe dọa này, Park vạch ra một Sắc lệnh Khẩn cấp Bình
ổn và Phát triển Kinh tế (EDESG) theo khuyến nghị của Chủ tịch Kim
Yong-wan thuộc Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc. Để giải cứu các
doanh nghiệp lớn, sắc lệnh này chuyển đổi các món nợ trên thị trường
chứng khoán phi chính thức thành các khoản nợ ngân hàng, phải thanh
toán trong vòng 5 năm với thời gian ân hạn 3 năm; buộc các ngân
hàng quốc doanh cắt giảm lãi suất bằng cách phát hành trái phiếu ổn
định đặc biệt; nâng mạnh tỷ lệ khấu hao của các khoản đầu tư cố định;
và áp dụng các khoản miễn trừ thuế trên thu nhập ở các ngành công