nghiệp chiến lược. Nỗ lực toàn diện chuyển thu nhập từ các thị trường
chứng khoán phi chính thức và các ngân hàng quốc doanh chính thức
sang các nhà sản xuất công nghiệp này đã xoa dịu một cách hiệu quả
cuộc khủng hoảng tính thanh khoản. Chi phí tài chính trung bình của
ngành sản xuất ở mức 5,7% tổng doanh thu năm 1973, vẫn còn quá
cao để có thể khiến các chaebol ổn định về mặt tài chính, nhưng đã
thấp hơn 3,5 điểm phần trăm so với thời kỳ cao độ của cuộc khủng
hoảng tính thanh khoản năm 1971.
Giải cứu các chaebol thông qua chương trình chuyển giao thu nhập
được tổ chức một cách chính trị đã bị các đảng phái đối lập và các
chaeya bất đồng chính kiến chỉ trích nặng nề. Tuy nhiên, chiến lược
kép gồm giải cứu doanh nghiệp và thu hẹp tiền tệ là kết quả logic từ
chiến lược công nghiệp hóa của Park. Cỗ máy tăng trưởng gồm các
chaebol yếu ớt về tài chính đã được duy trì ngay từ đầu chỉ vì Park đã
buộc EPB và MoF bảo lãnh cho các món nợ tài chính của các đơn vị
này và xã hội hóa các chi phí điều chỉnh thông qua cơ chế mang tính
cưỡng bức gồm tiết kiệm ép buộc và chuyển giao thu nhập cho các
chaebol được điều khiển một cách chính trị. Ở đây xuất hiện điểm đặc
trưng trong cách thức tổ chức của EPB. Bộ tối cao này đã phạm phải
sai lầm - đôi khi là các sai sót trầm trọng, như trong trường hợp hệ
thống biên lãi suất đảo ngược của Jang Ki-young đã khiến Hàn Quốc
mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng tính thanh khoản đến tận năm 1972.
Tuy nhiên, EPB luôn đạt được thành công trong cuộc đua giữa các bộ
để giải quyết các vấn đề trước mắt vì cơ quan này có thể điều khiển
linh động lập trường chính sách của nó theo thời gian từ mở rộng đến
thu hẹp và ngược lại dựa trên sứ mệnh tổ chức của nó là hoạch định
kinh tế vĩ mô. Là một cơ quan hoạch định, EPB có phạm vi hoạt động
là toàn bộ nền kinh tế và không bị bó buộc bởi các lợi ích ngành, điều
này tạo điều kiện cho nó chuyển hướng từ mở rộng sang thu hẹp khi
Hàn Quốc đi hết một chu kỳ kinh doanh. Hơn nữa, với vai trò những
người hoạch định, ban cố vấn EPB luôn tìm kiếm những biện pháp ổn