định hóa không đe dọa đến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế Hàn
Quốc.
Ngược lại, MoF - với sứ mệnh duy trì ổn định tài chính cùng lực
lượng ủng hộ là các ngân hàng quốc doanh yếu ớt - rất bất lợi trong
vai trò điều phối kinh tế vĩ mô khi Park chuẩn bị cho giai đoạn tăng
trưởng nhanh vào năm 1964. Kỳ lạ là, trong bối cảnh đối lập buộc phải
thu hẹp kinh tế diễn ra vào giai đoạn 1969-1972 thì cũng cùng những
đặc điểm tổ chức như trên lại ngăn cản MoF có được lòng tin nơi Park.
Lúc bấy giờ Park sợ rằng MoF có thể gây ra những thiệt hại không thể
khắc phục được đối với khu vực sản xuất của nền kinh tế khi theo đuổi
các mục tiêu tài chính. Lựa chọn cực còn lại trong dãy quang phổ
chính sách và ủy quyền cho MCI cũng không khôn ngoan hơn vào
thời điểm năm 1969 vì chính sách điều chỉnh yêu cầu phải giải quyết
tình trạng kiệt quệ doanh nghiệp lại mâu thuẫn trực tiếp với tinh thần
mở rộng của MCI. Dù hoạt động điều phối với MoF ở vị trí trung tâm
có khả năng sẽ đe dọa đến lợi ích của doanh nghiệp, nhưng MCI về
bản chất đã bị loại khỏi lựa chọn cho vị trí lãnh đạo về mặt tổ chức của
Park vì đặc trưng tổ chức mang bản chất mở rộng của bộ này.
Tuy nhiên, EDESG năm 1972 chỉ đem đến một giai đoạn hồi phục
ngắn. Các chaebol thoát khỏi tình trạng sụt giảm thanh khoản tồi tệ
nhất, nhưng quá trình hồi phục đã sớm bị cuốn đi bởi cuộc khủng
hoảng dầu mỏ toàn cầu vào thời kỳ đó. Thời điểm diễn ra cú sốc cung
này có lẽ không thể tồi tệ hơn được nữa, nó đã tấn công Hàn Quốc
ngay khi thị trường chứng khoán phi chính thức mất trật tự của nước
này - khu vực tài chính hiệu quả hơn của Hàn Quốc, đã từng cung cấp
đến 40% các khoản vay cho chaebol - bị EDESG làm cho tê liệt. Cuộc
khủng hoảng dầu mỏ buộc MoF một lần nữa phải giảm tác động của
các đợt tăng lãi suất lên chaebol bằng cách thắt chặt hoạt động kiểm
soát phân bổ tín dụng quan liêu. Cú sốc đối với sắc lệnh năm 1972 và
việc kiểm soát tín dụng năm 1973 đã đẩy các SME vào một cuộc
khủng hoảng tín dụng. Từ tình trạng cấu trúc nặng nề này, Park vạch